Ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của đời sống xã hội thì nhiều loại bệnh cũng xuất hiện theo mà con người rất khó nhận biết và cũng rất khó để giải quyết nó. Điển hình là bệnh trầm cảm. Những người mắc bệnh trầm cảm thường đi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng. Hãy cùng những chuyên gia tâm lý của chúng tôi tìm hiểu kĩ và lắng nghe những tư vấn tâm lý trầm cảm ngay dưới đây nhé.
Đối với bệnh trầm cảm, nó là tâm bệnh. Vì vậy, đối với mỗi người nó lại có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Ví dụ như : có người trầm cảm sẽ ngại giao tiếp với bên ngoài, người sẽ ngại ánh sáng, có người lại không ngủ được, chán nản với cuộc sống bên ngoài…
1. Một số triệu chứng phổ biến đối với trầm cảm thường gặp
- Không tập trung vào công việc, cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán nản.
- Cảm thấy vô vọng, lo lắng, bất an, ngủ ít hơn bình thường
- Không còn hứng thú với mọi thứ bên ngoài : ngại giao tiếp, ngại gặp gỡ người khác, không quan tâm mọi việc xung quanh ra sao, thường dễ cáu và nổi nóng
- Cơ thể mệt mỏi, gặp những khó khăn về tiêu hóa, đau bụng, nhức đầu, cử động chậm chạp, ít chăm sóc bản thân
- Có những người trầm cảm nặng sẽ có những hành động không kiểm soát được : tự tử hoặc cố tìm cách tự tử.
Nếu như bạn đang có những biểu hiện khác thường như trên hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn tâm lý trầm cảm và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Tư vấn tâm lý cho trẻ em
2. Nguyên nhân trầm cảm
Nguyên nhân gây ra trầm cảm có thể là một sự cố lớn trong cuộc đời bạn, nó gây chấn thương tinh thần rất sâu sắc khiến bạn không thể nào xóa nhòa.
Cách nhìn nhận của bạn về cuộc sống quá bi quan đây là nguyên nhân tâm lý, tính cách con người bạn do tình trạng này kéo dài và thường xuyên cũng khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm.
Nguyên nhân thứ ba mà các nhà khoa học đề cập tới cũng có thế do di truyền, trong gia đình đã từng có người bị trầm cảm sẽ dễ bị mắc trầm cảm hơn.
Xem thêm: Bác sĩ tư vấn tâm lý
3. Các chuyên gia tư vấn tâm lý trầm cảm của chúng tôi khuyên bạn hãy có lối sống sinh hoạt tốt để tránh bị trầm cảm
Trầm cảm là tâm bệnh thế nên bạn hãy giữ cho tâm trạng mình thoải mái nhất. Thường xuyên quan tâm, nói chuyện, tham gia những cuộc gặp mặt đông người hay ra ngoài hít thở không khí là điều bạn nên làm. Bên cạnh đó bạn không nên cô lập mình, hãy gặp gỡ nói chuyện và tạo ra nhiều mối quan hệ với những người xung quanh mình hơn. Bạn hãy nhìn cuộc sống dưới nhiều góc độ, không bi quan về thế giới bên ngoài. Tập thể dục nâng cao sức khỏe, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thư giãn như: nghe nhạc, du lịch, tập yoga sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái và tràn đầy năng lượng.
Đối với người bị mắc trầm cảm khi phát hiện mình có những dấu hiệu như trên bạn cần tìm đến bác sỹ để tư vấn tâm lý trầm cảm, tìm cách chữa trị tránh để lâu ngày bệnh sẽ càng lúc càng nguy hiểm. Đối với người nhà có người bị mắc trầm cảm cần phải chú ý lắng nghe ý kiến của họ, và cho họ biết rằng họ đang có những suy nghĩ đúng đắn, không nên tranh cãi với người có bệnh trầm cảm và tìm mọi lý do để phản bác họ. Không nên để người bệnh một mình vì họ có thể nghĩ quẩn, có thể bạn chỉ cần ngồi lắng nghe họ cũng đã đủ hoặc bạn có thể đưa họ ra ngoài đi dạo cho tinh thần thoải mái. Đặc biệt nên cho người bệnh nghe nhạc trữ tình, du dương, nhẹ nhàng, dễ đi vào giấc ngủ để họ cảm thấy thanh bình, thanh tĩnh hơn.
Bệnh trầm cảm được hiểu nó là một tâm bệnh. Càng để tình trạng ấy kéo dài thì hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Nếu có những dấu hiệu của bệnh, bạn hãy đến gặp các chuyên gia để được tư vấn tâm lý trầm cảm một cách cụ thể nhất. Hãy yêu bản thân và chăm sóc mình thật tốt. Học được cách yêu thương chính mình thì chúng ta mới biết cách yêu thương và quan tâm đến người khác. Các bạn hãy nhớ điều này nhé!
Bài viết liên quan: