Những cung bậc cảm xúc sau khi chia tay
Yêu đậm sâu để rồi chia tay, có lẽ đưa chúng ta tới rất nhiều những cung bậc cảm xúc tiêu cực. Cảm giác mất mát có lẽ là thứ cảm giác khó chịu nhất mà chúng ta trải qua. Chúng ta không thể nào kháng cự nó, cũng chẳng thể nào bỏ lơ được. Để đi từ chặng đường phủ nhận cho tới chấp nhận sự thật rằng anh ấy/cô ấy đã thực sự không còn bên cạnh mình. Là cả một quãng thời gian vật vã sau khi chia tay.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Lấy lại cảm xúc trong tình yêu
- Vượt qua đau khổ sau khi chia tay
Lời chia sẻ
Yêu đậm sâu để rồi chia tay, có lẽ đưa chúng ta tới rất nhiều những cung bậc cảm xúc tiêu cực. Cảm giác mất mát có lẽ là thứ cảm giác khó chịu nhất mà chúng ta trải qua. Chúng ta không thể nào kháng cự nó, cũng chẳng thể nào bỏ lơ được. Để đi từ chặng đường phủ nhận cho tới chấp nhận sự thật rằng anh ấy/cô ấy đã thực sự không còn bên cạnh mình. Là cả một quãng thời gian vật vã sau khi chia tay.
1. Phủ nhận
Đây là giai đoạn mà chúng ta không dám nhìn thẳng vào sự thật là người đó đã mãi mãi dứt bỏ bạn. Chúng ta đau khổ, không thể chấp nhận được sự thật. Cùng với việc bạn liên tục muốn tìm kiếm anh ta, bằng cách gọi điện, nhắn tin, đòi gặp gỡ. Còn rất nhiều lần đề xuất muốn gặp lại một lần cuối, có ai như vậy không, mình tin rất nhiều cô nàng có thể suy nghĩ và hành động như vậy.
Nếu ở giai đoạn này bạn hãy dũng cảm mà đối diện với thực tại, đừng cố gắng làm ra vẻ rằng bạn không sao hết, mối tình cảm đó sẽ ổn. Nếu bạn thấy buồn thì cứ buồn, nếu bạn muốn khóc thì cứ khóc, nhưng bạn hãy ghim một suy nghĩ vào đầu rằng mọi thứ đã kết thúc rồi. Lúc này hãy nghĩ tới những người bạn bè thân thiết, hoặc người thân của bạn, họ sẽ giúp bạn được rất nhiều điều. Bạn sẽ bớt trống trải, bạn sẽ bớt nghĩ linh tinh.
2. Tức giận
Rất có thể bạn sẽ trải qua cảm giác tiêu cực này, bạn tức giận khi bạn cố gắng bằng tất cả mọi thứ đẹp đẽ nhất cho anh ta để mong rằng anh ta quay trở về. Nhưng ngược lại tất cả mọi thứ đều bị từ chối một cách thảm hại. Bạn có thể chuyển sang trạng thái tức giận, bực bội, bạn có thể chửi bới, bạn có thể đay nghiến và nói những lời lẽ khó nghe. Khiến cho đối phương cảm giác như muốn cắt ngay lập tức mối quan hệ này càng sớm càng tốt. Hoặc họ tìm mọi cách để trốn tránh bạn, có thể là chặn số, có thể là bơ luôn, coi như bạn không tồn tại.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Nhưng để vượt qua giai đoạn cảm xúc này cách duy nhất là bạn đừng gọi điện hay liên lạc cho anh ta. Trong lúc cơn giận dữ của bạn nổi lên thì việc trò chuyện với anh ta chỉ tăng thêm sự mệt mỏi, bạn sẽ không nhận lại được thứ mà bạn thực sự mong đợi. Thay vì tìm kiếm họ hãy nói hết những cảm xúc tiêu cực của mình cho một người mà đang tin tưởng bạn, đang ủng hộ bạn. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Thậm chí hãy đi chơi thể thao, đi cà phê, đi gặp gỡ bạn bè, thậm chí là đi dạo một mình miễn sao để giải tỏa cơn tức giận đó là đủ.
3. Chán nản và tuyệt vọng
Hết tức giận rồi bạn sẽ rơi vào cảm giác chán nản và tuyệt vọng. Giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy trống trải vô cùng, cảm giác mất hết mọi hứng thú chẳng buồn nghĩ ngợi tới bất cú điều gì khác cả. Cảm giác bị ruồng bỏ vốn dĩ không hề dễ chịu chút nào mà. Nhưng bạn cũng đừng gọi cho anh ta, bởi việc bạn gọi cũng chỉ là một hành vi lặp lại cảm xúc tiêu cực của mình mà thôi. Một cái vòng luẩn quẩn.
Đây dường như là giai đoạn khó khăn nhất, và cũng là giai đoạn sống còn, nếu bạn không thể vượt qua được giai đoạn này bạn sẽ trượt dài trong cảm giác ám ảnh về chuyện tình cảm của mình. Nếu bạn không thể vượt qua dù đã cố gắng mà vẫn chán nản, không buồn ăn uống, ngủ nghỉ thì hãy tìm đến các chuyên gia để được giải tỏa cảm xúc kịp thời.
4. Chấp nhận
Sau khi vượt qua những cảm xúc tiêu cực như trên bạn cũng dần đi đến chấp nhận sự thật. Bạn bắt đầu nghĩ về một cuộc sống mới, ổn định lại cảm xúc của mình. Tìm kiếm đến một mối quan hệ mới. Chấp nhận là khi nghĩ về người ấy bạn không còn đau đớn như trước nữa, bạn thậm chí có thể bình thản cười ngày đó mình ngốc nghếch thật. Thậm chí bạn có thể nói về người ấy một cách tự nhiên, kể với người khác bạn cũng không còn nghẹn ngào nữa, không còn đau khổ nữa. Đơn giản bởi vì bạn chấp nhận sự ra đi của người ấy, bạn cũng có những suy nghĩ lạc quan hơn rất nhiều khi nghĩ về sự chia cắt đó rồi.
Bài viết liên quan: