Cảm giác của con
Những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có cha mẹ ly hôn chúng thường có những cảm nhận, suy nghĩ như thế nào? Chắc hẳn một điều sự ly hôn của cha mẹ là một điều có ảnh hưởng tới con, tuy nhiên ảnh hưởng ở mức độ nào thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như môi trường sống trước và sau ly hôn, mức độ quan tâm của những người trong gia đình, giới tính, độ tuổi cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới trẻ khi phải chứng kiến cảnh cha mẹ ly hôn không biết cảm nhận của con cái như thế nào?
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Cách ứng xử với con khi cha mẹ ly hôn
- Cách ứng xử với con riêng của chồng
Chia sẻ của An Nam
Những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có cha mẹ ly hôn chúng thường có những cảm nhận, suy nghĩ như thế nào? Chắc hẳn một điều sự ly hôn của cha mẹ là một điều có ảnh hưởng tới con, tuy nhiên ảnh hưởng ở mức độ nào thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như môi trường sống trước và sau ly hôn, mức độ quan tâm của những người trong gia đình, giới tính, độ tuổi cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới trẻ khi phải chứng kiến cảnh cha mẹ ly hôn, trong bài viết này sẽ xét nhiều tới khía cạnh lứa tuổi.
1. Trẻ từ 3-5 tuổi
Thường trẻ ở độ tuổi còn nhỏ từ khoảng 3 – 5 tuổi sẽ có những tác động lớn theo hướng là trẻ gần như sẽ vắng đi hình bóng người cha hay người mẹ từ khi còn rất nhỏ, trẻ sẽ có những phản ứng mạnh mẽ, đặc biệt là khi thay đổi hoàn cảnh, môi trường sống, do sự kiện cha mẹ ly dị cũng đồng nghĩa với việc thay đổi địa điểm sống, giờ giấc sinh hoạt cũng bị đảo lộn. Những đứa trẻ này sẽ gặp phải một cú sốc tinh thần, không những trong tình cảm mà ngay cả những thói quen hàng ngày cũng bị dập tắt bằng cách thay đổi sang một thói quen mới hơn. Cha mẹ cần hết sức chú ý bồi đắp tình cảm cho con bằng những tình yêu thương, sự ôm ấp để con cảm thấy có hơi ấm của tình cảm.
Xem thêm: Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
2. Trẻ từ 5 – 8 tuổi
Trẻ ở độ tuổi này thường có xu hướng la hét cáu kỉnh, khó tập trung chú ý, học tập có thể sẽ bị sa sút, ảnh hưởng. Ở một số trẻ có thể xuất hiện các rối loạn cơ thể do quá đau khổ, đặc biệt chúng có cảm giác tự trách bản thân, có không ít trẻ có suy nghĩ hay là tại vì mình chưa ngoan nên cha/mẹ mới bỏ mình mà đi như vậy. Trẻ có xu hướng tìm những lý giải cho chính sự bất an của mình, nếu trẻ lý giải sai lệch có thể sẽ khiến trẻ tự dày vò bản thân, tự biến mình thành những nhân cách tiêu cực, chính vì vậy việc cha mẹ cần có những lý giải đúng đắn hợp lý cho trẻ sẽ làm trẻ có suy nghĩ tích cực hơn và chấp nhận sự thật.
3. Trẻ từ 8 – 12 tuổi
Ở độ tuổi này trẻ đang có những dự định cho tương lai của mình, nhiều trẻ sẽ chống đối và tỏ ra khó chịu không chấp nhận khi cha mẹ ly dị, bởi sự ly hôn của cha mẹ làm cho những dự định được vẽ ra trong suy nghĩ của trẻ bị sụp đổ, chúng trở nên mặc cảm tự ti, hoặc trở thành người tự kiêu không muốn tiếp xúc trò chuyện với người khác. Những điều đó nhằm mục đích để chống đối cha mẹ mình, chúng vẫn mong đợi một ngày nào đó cha mẹ mình sẽ quay lại và gia đình của trẻ được đoàn viên.
4. Trẻ vị thành niên
Nhiều bậc cha mẹ có thể cho rằng con ở lứa tuổi này chắc đã hiểu và thông cảm được cho cha mẹ rồi, nhưng sự thật lại không phải vậy trẻ ở lứa tuổi này đang bước vào tuổi dậy thì chúng đang có những bất ổn định trong tâm lý tính cách, thậm chí ngay trong cơ thể trẻ có nhiều thay đổi. Chính vì vậy tâm lý trẻ ở độ tuổi này rất phức tạp bất ổn trong cảm xúc, lúc nắng lúc mưa chính vì thế trẻ cũng chưa thể tập trung cảm nhận và suy nghĩ thấu hiểu đến cha mẹ được. Có những trẻ trở nên lì lợm và ít nói hẳn đi, không muốn chia sẻ, trốn tránh và tự ti hơn.
Bài viết liên quan: