0904030189

Trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm là một bệnh lý tâm lý mà ai các bà mẹ tương lại luôn lo sợ trong khoảng thời kỳ có bầu. Những thay đổi cũng như sự lo lắng về nhiều thứ dễ khiến chị em rơi vào tình cảnh này.  Tư vấn An Nam xin chia vấn đề trầm cảm khi mang thai.



Chia sẻ của An Nam

Trầm cảm là một bệnh lý tâm lý mà ai các bà mẹ tương lại luôn lo sợ trong khoảng thời kỳ có bầu. Những thay đổi cũng như sự lo lắng về nhiều thứ dễ khiến chị em rơi vào tình cảnh này. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm khi mang thai là gì, biểu hiện ra sao. Hãy cùng Tư Vấn An Nam tìm hiểu để có thể đưa ra cách phòng tránh tình trạng trầm cảm khi mang thai một cách tốt nhất các bạn nhé.

1. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm thời kỳ tiền sản

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở thời kỳ tiền sản về cả khách quan và chủ quan. Cụ thể là:

– Do hormone: có nhiều chuyên gia tin rằng hormone thai kỳ chính là thủ phạm. Sự tăng giảm của hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ có thai nhưng một số sẽ nhạy cảm hơn. Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thay đổi thao hướng mạnh hơn với các vấn đề hay nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra.

– Yếu tố về tình cảm: những chuyện cãi vã, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng hay với những người xung quanh cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nhiều mối quan hệ xung quanh nếu không được giải quyết một cách thoải mái nhất nó sẽ khiến chị em phụ nữ cảm thấy buồn rầu, khó chịu, lo lắng,…Cùng với sự nhạy cảm trong khi mang bầu thì trầm cảm rất dễ xảy ra.

– Đề cao vai trò của người mẹ: có nhiều người cảm thấy không chắc chắn về vai tò làm mẹ sắp tới của mình, nỗi lo sợ về mang thai, cũng như làm thế nào để họ vượt qua việc sinh nở một cách thuận lợi. Có nhiều trường hợp một số bà mẹ cảm thấy không hài lòng về những đặc điểm của thai nhi mà họ đang mang như cần nặng, giới tính,… Điều đó góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm trong thời kỳ.

– Mang thai ngoài ý muốn: có những trường hợp người mẹ chưa được chuẩn bị về tâm lý về việc có con cũng là một yếu tố dẫn đến trầm cảm. Những phụ nữ mới kết hôn, mang bầu lại ngay sau khi mới sinh đứa con đầu, hay trong khi gia đình gặp khó khăn về tài chính,…

– Bản thân hay gia đình có tiền sử trầm cảm: Nếu trầm cảm từng xảy ra ở người thân trong gia đình, hoặc nếu bản thân có bệnh thì cũng rất dễ trầm cảm khi mang thai.

Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 

trầm cảm khi mang thai

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

– Gặp sự cố: Bất kỳ một biến động nào trong cuộc sống như sự ra đi của một người thân yêu, ly dị hay mất việc đều có thể gây ra trầm cảm.

– Cô đơn: Bạn hay chồng phải đi xa dài ngày trong giai đoạn có thai? Bạn đang sống và làm việc trong một thành phố không thân thuộc? Bạn sống xa người thân và thấy nhớ họ? Cảm thấy cô đơn khi không có ai để chia sẻ… đều có thể dẫn tới trầm cảm.

– Có vấn đề về thai sản: Từng gặp vấn đề về thai sản như nghén lên nghén xuống hoặc cảm thấy mình không được nghỉ ngơi đúng như khuyến nghị của bác sĩ.

– Khó thụ thai hay đã từng sẩy thai: Nếu đã từng bị sẩy thai trong quá khứ, thai phụ sẽ tự nhận thấy mình đang lo lắng cho sự an toàn của lần mang thai này như thế nào. Những lời khuyên giữ gìn, cẩn thận… của chồng, người thân và bạn bè cũng góp phần làm thai phụ thêm lo lắng.

– Từng bị lạm dụng: Mang thai có thể gợi nhớ lại những kỷ niệm không vui mà người phụ nữ đã từng trải qua liên quan tới tình dục. Cơ thể đang thay đổi vượt tầm kiểm soát và nó có thể “xới tung” mọi thứ tưởng đã được “chôn sâu, giữ chặt”.

2. Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

Rất khó để chẩn đoán trầm cảm khi mang thai vì các triệu chứng của nó không rõ ràng và bình thường như các triệu chứng thai nghén (thèm ngủ, thay đổi ăn uống, không có hứng thú tình dục, lo lắng, mất khả năng tập trung và bất ổn định về cảm xúc,…). Bà bầu cần chú ý đến mức độ thay đổi cảm xúc tiêu cực của mình như luôn buồn và thất vọng trong thời gian dài, lo lắng cùng cực, sợ hãi,… để đi gặp bác sĩ sớm. Bằng cách đảm bảo được sinh hoạt hàng ngày khoa học, ăn uống đủ dinh dưỡng và chăm sóc bản thân tốt,… bà bầu có thể thoát khỏi trầm cảm khi mang thai.

Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý người cao tuổi

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây xảy ra mỗi ngày trong cùng một khoảng thời gian là 2 tuần, bạn nên đi gặp bác sĩ để được nhận lời khuyên cũng như cách chữa trị tốt nhất.:

– Tâm trạng buồn bã, bồn chồn hoặc chán nản;

– Khóc nhiều;

– Không muốn gần gũi với bạn bè và gia đình;

– Không quan tâm đến các hoạt động mà bạn đã từng hứng thú;

– Sụt cân;

– Thừa cân quá nhiều;

– Thèm ăn vặt hoặc không có cảm giác ăn uống ngon miệng;

– Khó ngủ, hoặc ngủ quá nhiều;

– Suy nghĩ thiếu tập trung hoặc khó đưa ra quyết định;

– Có ý nghĩ về cái chết hoặc tự sát;

– Đau đầu, đau bụng;

– Không đi khám thai và làm theo những chỉ dẫn y tế dành cho bà bầu;

– Sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu và ma túy.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi nam le

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com