Xã hội ngày nay như chúng ta cũng biết, việc xâm hại trẻ em đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội, nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ có con nhỏ. Những sự việc khi xảy ra thì chúng ta không thể nào lường trước được, không biết nó sẽ xảy ra vào lúc nào, và ra sao. Điều quan trọng là chúng ta biết cách phòng chống xâm hại ở trẻ, trang bị cho trẻ cách bảo vệ bản thân.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Hướng dẫn trẻ sử dụng mạng internet đúng cách
- Cách kiềm chế tức giận trong nuôi dạy con cái
Xâm hại trẻ em là vấn đề vô cùng đáng lo ngại hiện nay, khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang lo lắng, và tìm hiểu những cách hiệu quả để bảo vệ, phòng chống xâm hại cho con em mình:
1. Giáo dục về giới tính, các vùng nhạy cảm cho trẻ
Rất nhiều trẻ bị xâm hại vào các vùng nhạy cảm nhưng không hiểu, không biết. Bố mẹ nên chỉ cho trẻ các vùng nhạy cảm là vùng nào gồm: Miệng, ngực, vùng giữa hai đùi, mông. Để cho các bé hiểu, đó là những vùng cơ thể nhạy cảm chỉ của riêng các bé mà không ai được phép chạm vào, để các bé có thể tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại trước trước người khác.
2. Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
Bố mẹ cần hướng dẫn chỉ bảo con cái, không được cho phép ai chạm vào vùng nhạy cảm như ôm, hôn, vuốt ve… kể cả cha mẹ nếu không được bé cho phép, không dễ dàng ngồi lên đùi hoặc cho người khác ôm. Nếu có người chạm vào vùng nhạy cảm cần chạy và nói cho bố mẹ biết để bảo vệ bản thân.
3. Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
Cần hướng dẫn trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, kể cả nếu người đó cho phép hay bảo trẻ chạm vào vùng nhạy cảm của mình thì cũng không được phép chạm vào. Đặc biệt không nên tò mò cơ thể của người khác để tránh bị lạm dụng hay kích thích kẻ xấu là điều tổn thương đến trẻ.
Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
4. Tránh xa người lạ mặt
Dạy trẻ tránh xa người lạ, không bắt chuyện làm quen với ai lạ mặt, kể cả người đó có tiến lại gần làm quen trẻ cũng không được tiếp chuyện để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, bảo vệ, phòng chống xâm hại, giúp trẻ an toàn.
5. Không cho người lạ mặt vào nhà
Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà, kể cả nếu người đó nói quen bố mẹ bé, thậm chí biết tên bố mẹ cũng không được phép cho vào, vì rất có thể kẻ đó đã theo dõi nhà chúng ta một thời gian. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ.
6. Dạy trẻ cách chạy trốn, cầu cứu
Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, bạn nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn, cầu cứu người xung quanh. Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy, chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn. Và tuy rằng trẻ khó có thể phản kháng nhưng chúng ta cũng có thể để trẻ lưu ý các điểm yếu trên cơ thể người ví dụ: mắt, vùng giữa 2 đùi… để nếu có thể các bé có thể đánh vào các vùng đó, kéo dài thời gian chạy trốn.
7. Dạy trẻ nhớ địa chỉ, số điện thoại
Ngoài ra, bạn cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, để trẻ có thể nhờ sự giúp đỡ người khác. Đồng thời cho trẻ nhận biết những người có thể giúp đỡ trẻ như: Cảnh sát, bảo vệ, thu ngân, bố mẹ, anh chị…
8. Báo ngay cho bố mẹ khi bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào
Cần dạy cho trẻ rằng các bé không phải cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết. Ngoài ra, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa, những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm, phòng chống xâm hại với người có ý đồ với trẻ.
9. Dạy trẻ cách nhận biết cảm xúc của mình khi ở cạnh ai đó
Đối tượng xâm hại trẻ có thể là bất cứ ai, ngay cả những người mối quan hệ thân thiết với trẻ cũng có thể nằm trong phạm vi nghi ngờ. Cha mẹ có thể dạy trẻ cách nhận biết cảm xúc tích cực như vui vẻ, an toàn, thoải mái hay tiêu cực như lo sợ, đề phòng, căng thẳng. Nếu ở bên cạnh một ai đó khiến cho trẻ cảm nhận những cảm xúc tiêu cực thì trẻ nên thoát ra và báo hay chạy tới những người mang lại cho trẻ cảm giác an toàn. Trẻ dù còn nhỏ nhưng cũng rất nhạy cảm trong cảm xúc đối với người khác dù không hiểu hết vấn đề.
Kết luận
Việc hướng dẫn trẻ các cách phòng chống xâm hại, bắt cóc, giáo dục giới tính… là điều hoàn toàn cần thiết để bảo vệ trẻ, để trẻ có thể tự vệ, bảo vệ bản thân khỏi người xấu, những người có ý đồ không tốt đối với trẻ. Đảm bảo cho trẻ có môi trường phát triển lành mạnh, an toàn, giảm thiểu tối đa những tác động nguy hiểm làm hại, ảnh hưởng đến sự phát triển, trưởng thành của trẻ.
Bài viết liên quan: