0904030189

Trẻ vị thành niên ứng xử với các mối quan hệ của mình như thế nào?

Trẻ vị thành niên

Ở trẻ vị thành niên có nhiều điều thay đổi so với các trẻ ở giai đoạn trước, tâm lý cũng có nhiều thay đổi dẫn tới những hành động, cách ứng xử thay đổi. Trong mối quan hệ của trẻ cũng có những thay đổi rất nhiều, biết được tâm lý của trẻ giúp các bậc cha mẹ có cách ứng xử với con phù hợp, hiểu con hơn.



Chia sẻ của An Nam

Ở tuổi vị thành niên có nhiều điều thay đổi so với các trẻ ở giai đoạn trước, tâm lý cũng có nhiều thay đổi dẫn tới những hành động, cách ứng xử thay đổi. Trong mối quan hệ của trẻ cũng có những thay đổi rất nhiều, biết được tâm lý của trẻ giúp các bậc cha mẹ có cách ứng xử với con phù hợp, hiểu con hơn.

1. Từ việc gần gũi với cha mẹ chuyển sang gần gũi với bạn bè

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bất an lo lắng vì đến lứa tuổi vị thành niên cảm giác như con có vẻ xa cách hơn, ít chia sẻ với cha mẹ. Nhưng sự thực trẻ ở lứa tuổi vị thành niên thường coi bạn bè là đối tượng trung tâm để sẻ chia những niềm vui, sự lo lắng hay điều thầm kín, thay vì việc nói chuyện với cha mẹ của mình. Bởi đối với trẻ trong lứa tuổi này có những điều mà chúng cảm giác thấy người lớn không thể lắng nghe được câu chuyện của chúng, hoặc chúng cho rằng nói ra sẽ rất ngại, điều đó tạo ra một rào cản rất lớn giữa cha mẹ và con cái.

2. Mâu thuẫn giữa các giá trị của gia đình và bạn bè

Gia đình mong muốn giáo dục cho con những giá trị truyền thống, nhưng để hòa nhập với bạn bè trẻ buộc phải bỏ qua những giá trị nhất định của gia đình mình. Đây chính là những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa trẻ và gia đình, đó cũng là lý do cha mẹ lo lắng và có xu hướng muốn bao bọc con cái vì sợ rằng con có thể bị thay đổi theo nhóm bạn bè xấu.


HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

Nhưng sự thực trẻ mới là người đứng giữa và cảm giác thấy khó khăn hơn cả, chúng không thể không có bạn nhưng cũng không thể không nghe theo cha mẹ bởi vẫn còn chịu sự phụ thuộc từ gia đình. Trong trường hợp này cha mẹ nên lắng nghe những chia sẻ của con và có những tư vấn định hướng cho con thay vì lo lắng và cấm cản bởi đây là quá trình trẻ đang tìm cách thích nghi với các mối quan hệ

3. Tuổi này dễ tác động bởi các nhóm xã hội

Vào thời điểm mà trẻ còn đang trên con đường tìm hiểu và khẳng định  bản sắc (những giá trị) của mình trẻ có thể dễ bị ảnh hưởng hoặc du nhập những giá trị của các nhóm xung quanh. Đó sẽ là một quá trình bắt chước, học tập những hành vi khuôn mẫu mà trẻ cho rằng đó là điều tốt, chính vì vậy những giá trị triết lý học được từ thầy cô bạn bè đều được chúng biến hóa thành cái của mình. Trẻ ở giai đoạn này có khả năng học tập bắt chước rất nhanh, người lớn có khả năng kết nối và khuyến khích trẻ sẽ giúp trẻ phát triển tốt. Tuy nhiên ở giai đoạn này trẻ thường có lòng tự trọng, sự tự ái rất cao cha mẹ khó khăn trong việc giao tiếp với trẻ.

4. Một số lưu ý với các cha mẹ có con trong lứa tuổi vị thành niên

Dành thời gian để chia sẻ với con nhiều hơn, hỏi về những tâm tư cảm nhận của con là phần nhiều, các mối quan hệ của con cũng đặc biệt cần quan tâm hỏi thăm xem con đang chơi với nhóm bạn nào, có thể mời các bạn về nhà chơi, cha mẹ có thể hiểu con thông qua chính nhóm bạn của con. Thứ hai tuyệt đối không dùng từ cấm đoán con, hay mang ý định bắt buộc con, với cách đó chỉ làm cho trẻ có ý chống đối và đề phòng cha mẹ. Hãy trở thành chuyên gia cố vấn cho con cái, thay vì trở thành một người có quyền áp đặt lên con.

 Dẫu biết rằng cha mẹ chỉ muốn tốt cho con, nhưng trẻ không cho rằng đó là tốt cho chúng mà trẻ chỉ nghĩ rằng đó là sự áp đặt giá trị của mình lên người khác và chỉ biết nghĩ cho mình mà không nghĩ cho người khác. Chính vì lẽ đó cha mẹ trước khi muốn con làm gì đó hãy đi từ nguyên vọng suy nghĩ của con trước khi truyền tải thông điệp cho con.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi nguyen Ha

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com