Cách kiềm chế sự tức giận trong nuôi dạy con
Bạn hãy cố gắng kiềm chế sự tức giận trong cách nuôi dạy con để có thể giáo dục con bạn một cách tốt nhất, hiệu quả nhất!
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực
- Yêu thương con phải đúng cách
Khác với lý trí, cảm xúc là điều khó kiềm chế, khó làm chủ, dù đó là cảm xúc vui, buồn, mừng, giận hay bất kì một loại cảm xúc nào. Có lẽ vì vậy mà nhiều ông bố, bà mẹ cảm thấy khó khăn khi phải kiềm chế sự tức giận trong nuôi dạy con; kiềm chế làm sao để không đánh, mắng con mà vẫn có thể giáo dục con khi con có những lời nói, hành vi, thói quen không phù hợp. Dưới đây là một số chia sẻ dành cho những phụ huynh đang cảm thấy khó khăn trong vấn đề này.
1. Luôn tự nhắc nhở bản thân
Cảm xúc tức giận không phải khi nào cũng xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Thế nên, vào những lúc bình tĩnh, nếu có thể, bạn hãy thường xuyên nhắc nhở bản thân không nên tức giận dù là trong cách nuôi dạy con hay ở trong bất kì hoàn cảnh nào. Điều đó sẽ giúp bạn ý thức rất rõ về cảm xúc của mình, lâu dần sẽ tạo thành một thói quen trong cách ứng xử của bạn.
Thật khó cho bất kì ai có thể ý thức và kiểm soát được cảm xúc của mình khi đã bị cuốn vào vòng xoáy của cảm xúc đó. Thế nên, khi bạn nhận ra có những dấu hiệu mới chớm có thể khiến mình tức giận như: con có những hành động chắc chắn khiến bạn tức giận, bạn thấy mệt mỏi trong người và có thể tức giận bất cứ lúc nào… thì bạn hãy cố gắng tạm tránh đi những yếu tố tác động đến mình và lại tự nhắc nhở mình trong việc thể hiện cảm xúc.
2. Nhờ sự giúp đỡ của người khác
Như nội dung đã chia sẻ ở trên việc tự mình kiểm soát cảm xúc của mình trong cơn tức giận là một điều rất khó khăn. Vì vậy, nếu bạn không thể tự kiểm soát cảm xúc tiêu cực của mình thì tại sao bạn không thử nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, người đó có thể là chồng bạn, là bố mẹ bạn hoặc cũng có thể chính là của những đứa con của bạn. Mỗi khi bạn nóng giận, những người đó sẽ nhắc nhở rằng bạn không nên và cần kiểm soát những hành vi, cảm xúc mà bạn đang có. Khi đó, bạn sẽ ý thức rõ hơn về những biểu hiện cảm xúc của mình và kiểm soát nó một cách tốt hơn.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
3. Cho mình một khoảng thời gian
Người ta hay nói rằng, khi bạn tức giận, bạn hãy đếm từ 1 đến 10 vì một chút thời gian đó sẽ giúp bạn bình tĩnh lại. Ý nói rằng ai cũng đều cần một chút thời gian ngưng lại để nhìn nhận lại vấn đề và những hậu quả có thể xảy đến; cuối cùng, với những hậu quả đó thì mình nên hành động như thế nào cho phù hợp.
Trong khoảng thời gian này, bạn cũng có thể hít thở thật sâu, bạn cũng có thể tìm cho mình một khoảng không gian riêng để trấn tĩnh lại. Bạn phải luôn nhớ rằng những hành động trong khi nóng giận sẽ mang lại nhiều điều có hại hơn là điều có lợi. Chính vì vậy, khi con bạn có những điều khiến bạn tức giận, bạn hãy cho mình một chút thời gian trước khi đối mặt với con để giải quyết vấn đề.
4. Bù đắp khắc phục hậu quả
Dù có bao nhiêu lý thuyết hay ho đến đâu đi chăng nữa thì không phải lúc nào chúng ta cũng đều có thể kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Thế nên, trong việc giáo dục con, không thể nào tránh được việc đôi lúc ta đánh con đôi cái, chửi mắng con đôi câu, làm tổn thương con đôi lần. Nhiều bố mẹ sau khi đánh con xong, hả giận một phần nhưng cũng cảm thấy tội lỗi lắm; nhưng rồi họ lại chẳng dám hành động gì vì họ rất ngại phải nói ra từ xin lỗi với con của mình.
Nếu bạn đang là người cảm thấy e ngại vì điều đó thì bạn nên cân nhắc lại. Vì nếu bạn có thể thoải mái nhận lỗi sai về mình thì con cái mới có thể không sợ hãi khi chấp nhận lỗi sai của chúng. Và quan trọng hơn hết đó chính là những hành động khiến con bạn với bớt đi phần nào sự tổn thương. Bạn hãy tin rằng con bạn có thể hiểu và chấp nhận những lỗi sai của bố mẹ. Hành động dám nhận lỗi của bạn cũng chính là động lực thúc đẩy con nhìn nhận lại và tự thay đổi những điều chưa đúng của mình. Qua những lần như vậy cũng là những kinh nghiệm để giúp bạn kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.
Bạn hãy cố gắng kiềm chế sự tức giận trong cách nuôi dạy con để có thể giáo dục con bạn một cách tốt nhất, hiệu quả nhất!
Bài viết liên quan: