0904030189

Bí quyết cân bằng tâm lý khi về hưu

Bí quyết cân bằng tâm lý

Khủng hoảng tâm lý khi về hưu là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Nó được coi là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi người. Phải thay đổi thói quen trong nhiều năm liên tiếp không phải là quá dễ. Nên nó có thể gây ra sự mất cân bằng trong khoảng thời gian sau khi về hưu. Vậy cần làm gì để cân bằng được điều đó?



Chia sẻ của An Nam

Khủng hoảng tâm lý khi về hưu là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Nó được coi là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi người. Phải thay đổi thói quen trong nhiều năm liên tiếp không phải là quá dễ. Nên nó có thể gây ra sự mất cân bằng trong khoảng thời gian sau khi về hưu.

Khủng hoảng tâm lý nghỉ hưu

Sau khi nghỉ hưu, mọi người thường có suy nghĩ tiêu cực hơn, họ thấy mình không còn có giá trị gì nữa, lo lắng khi sợ không được tôn trọng. Sau đây, Tư vấn An Nam xin được đưa ra một số biểu hiện dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi già như sau:

1. Hụt hẫng, tiếc nuối

Trong một thời gian dài làm việc với những thói quen của rất nhiều năm, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi nghỉ hưu thì rất dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Người về hưu thường sống với những ký ức đã qua và cảm thấy hụt hẫng khi phải chấp nhận từ bỏ những gì mình còn đang muốn làm nhưng không còn cơ hội. Bên cạnh đó, sự tiếc nuối vì chưa làm được trong quá khứ.

Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 

2. Cô đơn

Khi các bậc cha mẹ nghỉ hưu, con cái thường muốn ông bà ở nhà nghỉ ngơi, không muốn họ vất vả thêm nữa. Nhưng chính điều đó lại làm cho bố mẹ bạn cảm thấy cô đơn. Khi đi làm, được tiếp xúc với người này người kia, có việc này việc nọ để làm. Còn bây giờ thì sao? Ở nhà cùng với 4 bức tường, những mối quan hệ trước đây bị cắt đứt, vậy thì làm sao mà họ chẳng cảm thấy lạc lõng, buồn rầu, cô đơn và cả cảm giác của việc bị bỏ rơi.

VẬY, NÊN LÀM GÌ ĐỂ CÂN BẰNG TÂM LÝ TUỔI VỀ HƯU?

1. Hãy chuẩn bị tinh thần trước lúc nghỉ hưu

Trên thực tế, tất cả mọi người đều có thể xác định được thời gian về hưu của riêng mình. Thế nhưng, lại không có ai có thể chuẩn bị mọi thứ đầy đủ để chuẩn bị cho tinh thần khi mình nghỉ hưu.

Trước khi về hưu, bản thân người đó hãy tự nhận thức vấn đề và hãy xem nó như một điều rất bình thường mà ai cũng sẽ trải qua. Bên cạnh đó, phải cần có sự hỗ trợ từ các con của họ. Nên đặt ra vấn đề nghỉ hưu cho cha/mẹ bạn, vạch ra một kế hoạch cho họ để họ có thể cảm thấy ổn định và đón nhận dễ hơn.

Tâm lý khi về hưu

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

2. Tìm một công việc nhẹ nhàng để làm

Chắc hẳn việc về hưu của các vị sẽ cảm thấy khó khăn hơn nhiều khi chẳng có công việc gì để làm nữa. Khi đã vạch ra được kế hoạch tiếp theo thì hãy làm từng bước những công việc đó.

Có một điều rất thực tế, những người sau khi nghỉ việc thường không muốn trở thành gánh nặng của các con, không muốn thành người vô ích. Họ vẫn muốn đóng góp cho xã hội và sống có ích hơn.

Nếu con cái luôn cho rằng: “ông bà già rồi, còn làm được gì nữa, ở nhà nghỉ ngơi đi, có thiếu thốn gì đâu mà phải đi làm”; “người già mắc nhiều bệnh này bệnh kia, đi làm nhỡ may xảy ra chuyện gì thì làm sao”,… Thực tế là như vậy, nhưng hãy đặt mình vào vị trí của bố mẹ và tìm hiểu về ý muốn của họ.

Những công việc bán thời gian nhẹ nhàng thôi, họ cũng cảm thấy vui. Cuộc sống còn có nhiều niềm tin để họ sống vui sống khỏe hơn nữa.

Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý khi mang thai

3. Chú trọng về sức khỏe

Người càng cao tuổi càng phải chú trọng hơn về sức khỏe của mình. Bên cạnh việc cân bằng về tâm lý thì việc giải quyết về vấn đề bệnh thể chất cũng rất quan trọng. Chế độ ăn ngủ, tập luyện thể dục thể thao cũng như sinh hoạt cộng đồng cũng cần phải có sự sắp xếp hợp lý.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi nam le

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com