Loại bỏ trầm cảm nhẹ để sống tích cực hơn
Trầm cảm nhẹ không quá nghiêm trọng, nhưng nếu để những cảm xúc tiêu cực chế ngự trong bạn quá lâu nó sẽ khiến tâm trạng của bạn ngày càng tồi tệ hơn. Vậy dấu hiệu của trầm cảm nhẹ là gì và làm thế nào để có thể đẩy lùi chứng bệnh này?
Hiểu về bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một rối loạn trầm trọng về mặt lâm sàng và xã hội. Trầm cảm là một rối loạn khí sắc, gây cảm giác buồn chán, mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Sự rối loạn này không chỉ ảnh hưởng tới tâm trạng, cảm nhận, cách hành xử mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, thể chất. Trầm cảm có thể gây khó khăn cho chúng ta trong giao tiếp, làm việc, thậm chí có thể dẫn tới ý định tự tử.
Đối với những người bị trầm cảm nhẹ, tình trạng không quá nguy hiểm và họ chưa cần dùng đến thuốc để điều trị. Bản thân những người này có thể thoát ra khỏi căn bệnh này bằng sự nỗ lực của chính mình, và trên hết người bệnh cần nhận được sự quan tâm từ phía gia đình, người thân, kể cả bác sĩ để khắc phục tình trạng này, bởi trầm cảm có thể tồi tệ hơn nếu không được điều trị.
Xem thêm: Cách giảm stress hiệu quả
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm nhẹ
Những dấu hiệu phổ biến thường gặp của trầm cảm nhẹ đó là:
- Về thể chất: Cảm thấy mệt mỏi; cảm giác đau nhức nhẹ mà không biết lý do; rối loạn giấc ngủ;
- Về tâm lý và hành vi: Thường xuyên khóc, đặc biệt là về đêm; cảm thấy tuyệt vọng; tâm trạng hay buồn bã; khó tập trung; hay có suy nghĩ tiêu cực; chẳng muốn tiếp xúc với mọi người, muốn được ở một mình; Có cảm giác thất vọng về bản thân;
Làm thế nào khi xuất hiện dấu hiệu trầm cảm nhẹ
Thay đổi chế độ sinh hoạt của bản thân:
Thay đổi chế độ sinh hoạt của bản thân là điều đầu tiên bạn cần phải làm nếu muốn đẩy lùi trầm cảm nhẹ. Bạn nên ăn đầy đủ, với thực phẩm giàu dinh dưỡng, đủ chất; đi ngủ đúng giờ giấc, không nên thức khuya thường xuyên; tình trạng mất ngủ sẽ khiến bạn thêm mệt mỏi, cơ thể suy nhược dẫn đến tâm trạng không được ổn định; bạn có thể rèn luyện cho mình thói quen tập thể dục, nó sẽ rất tốt cho sức khỏe và tinh thần của bạn; ngồi thiền hoặc tĩnh tâm, ngồi yên lặng trong vòng 10 phút sẽ khiến bạn cảm thấy thư thái hơn rất nhiều; dành thời gian để đọc sách, đi chơi với bạn bè, xem phim hoặc bạn có thể tham gia các câu lạc bộ như thổi sáo trúc, guitar, câu lạc bộ tiếng anh…Tập yoga cũng là một phương pháp hữu hiệu trong việc đẩy lùi trầm cảm nhẹ, bạn có thể học ở trung tâm hoặc tập ở nhà.
Xem thêm: Cách phát hiện sớm và phòng ngừa rối loạn trầm cảm
Chia sẻ tâm trạng với người bạn tin tưởng:
Khi bạn nhận thấy có những dấu hiệu mệt mỏi, tâm trạng buồn bực, tuyệt vọng…hãy tìm một người mà bạn tin tưởng nhất để chia sẻ, họ có thể đóng vai trò như một nhà tâm lý lắng nghe, thâú hiểu bạn và cho bạn những lời khuyên hữu ích.
Xem thêm: Nên làm gì khi biết mình trầm cảm?
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Trị liệu liệu pháp tâm lý
Những chấn động tâm lý có thể dẫn tới trầm cảm nhẹ. Nếu bạn thuộc trường hợp này và các dấu hiệu trầm cảm không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp tâm lý. Sẽ có 4 liệu pháp tâm lý thường được sử dụng trong quá trình điều trị trầm cảm. Đó là trị liệu bằng cách tư vấn tâm lý. Trong qúa trình này, thân chủ sẽ trò truyện cùng với một chuyên gia tâm lý, họ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân dẫn tới trầm cảm, tuy nhiên họ sẽ không hướng dẫn bạn làm một cái gì đó cụ thể, mà khơi ngợi tiềm năng của bạn, đề xuất thay đổi một số điều để bạn cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, còn có các biện pháp tâm lý khác như trị liệu giữa các cá nhân; trị liệu tâm động học và trị liệu hành vi nhận thức. Trị liệu hành vi nhận thức thường được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, để đi tới thăm khám bác sĩ tâm lý, người ta thường e ngại vì họ cho rằng mình không có bệnh và đôi khi họ không ý thức được là mình đang mắc chứng trầm cảm nhẹ. Vì thế, để tránh bản thân rơi vào trạng thái trầm cảm, bạn hãy tập sống cho mình một lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực, nhìn nhận vấn đề nhiều chiều và thông thoáng hơn nhé.
Bài viết liên quan: