Một số phụ nữ có nguy cơ bị khủng hoảng tâm lý sau sinh, những cảm xúc bất chợt vui, buồn, lo lắng hay dễ bị kích động,… Tất cả các dấu hiệu đó xuất hiện từ ngay sau khi sinh bé và có thể kéo dài trong nhiều tháng. Theo Baby Blues cho rằng, hiện tượng đó được gọi là “cơn buồn ngủ thoáng qua sau sinh”, nó hoàn toàn bình thường xảy ra với sản phụ.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Đối phó với stress sau sinh
- Những dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu
Một số phụ nữ có nguy cơ bị khủng hoảng tâm lý sau sinh, những cảm xúc bất chợt vui, buồn, lo lắng hay dễ bị kích động,… Tất cả các dấu hiệu đó xuất hiện từ ngay sau khi sinh bé và có thể kéo dài trong nhiều tháng. Theo Baby Blues cho rằng, hiện tượng đó được gọi là “cơn buồn ngủ thoáng qua sau sinh”, nó hoàn toàn bình thường xảy ra với sản phụ.
1. Trạng thái buồn rầu, lo âu
Sau khi sinh, có tới 85% phụ nữ gặp phải trạng thái này. Những biểu hiện như: mất ngủ, tủi thân, nhạy cảm, dễ khóc, khó tập chung, dễ cáu gắt,…
Khi mới sinh con xong, người mẹ chưa thật sự quen với những sự thay đổi này. Đồng thời, việc gia đình có thêm một thành viên trong gia đình, người mẹ phải chăm sóc con. Những khó chịu, những mệt nhọc khiến mẹ không thật sự thoải mái và có đôi lúc hay cáu gắt những người xung quanh.
Trạng thái này không kéo dài quá lâu, mà chỉ trong vòng 3 tuần và không cần điều trị. Thế nhưng, phải có sự hỗ trợ từ gia đình, bố mẹ, người thân và nhất là sự quan tâm chăm sóc của người chồng. Nếu cứ bỏ mặc như vậy thì người vợ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý người già
Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
2. Rơi vào tình trạng “trầm cảm”
Từ những trạng thái buồn rầu, lo âu có thể dẫn đến “trầm cảm” đối với phụ nữ sau sinh. Bệnh trầm cảm thường có triều chứng: lo lắng, sợ hãi nghiêm trọng, tự nhiên khóc, buồn vui thất thường,…
Tỷ lệ trầm cảm sau sinh thì không cao, chỉ rơi vào khoảng 3 – 5%, nhưng nó để lại hậu quả khá nghiêm trọng. Trong thời điểm đó, có trường hợp người mẹ không cho con bú mà còn hay cáu gắt, quát tháo. Tệ hơn là tình trạng ảo giác, hoang tưởng, không thể làm chủ được bản thân mình, có thể gây hại cho con.
Có nhiều trường hợp mẹ giết con mà không biết. Một người phụ nữ sau khi sinh con được 2 tháng, cô ấy bị bệnh trầm cảm và có biểu hiện ảo tưởng, áo giác. Cô đã tự ảo tưởng ra một cuộc họp lớp và cô được giao nhiệm vụ làm thịt vịt. Sau một thời gian cô giật mình nhớ đến con mình thì thấy con đã chết và đang nằm trên sàn với vũng máu, tay cô thì đang cầm một con dao.
3. Các bệnh về rối nhiễu
Đây là hiện tượng khá phổ biến xảy ra với phụ nữ sau sinh. Nó xuất hiện từ 2 – 3 ngày sau sinh và có biểu hiện như: thay đổi khí chất rõ rệt – có ảo giác – ảo tưởng.
Rối nhiễu về tâm lý, tâm thần hay cảm xúc. Nó khiến người mẹ rơi vào trạng thái thiếu sự quan tâm với con, tâm lý thay đổi bất chợt, không chỉ ảnh hưởng đến việc chăm sóc con mà trong cả mối quan hệ của gia đình.
Những biểu hiện về khủng hoảng tâm lý sau sinh trên là những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của người mẹ cũng như đứa trẻ. Chúng ta có thể phòng chống được các nguy cơ này nếu có sự chuẩn bị cũng như có sự trợ giúp từ gia đình.
Bài viết liên quan: