0904030189

Cách giúp bạn giữ bình tĩnh

Cách giữ bình tĩnh

Sự mất bình tĩnh là nỗi ám ảnh của biết bao người và cũng là điều làm tổn thương bao nhiêu tâm hồn, là kẻ thù của niềm hạnh phúc. Phải làm sao để chúng ta có thể kiểm soát cảm xúc của mình, giữ được bình tĩnh là bạn đã chiến thắng chính bản thân mình và không làm cho mọi người xung quanh bạn bị tổn thương, mọi việc có thể được giải quyết dễ dàng hơn. Tư vấn An Nam xin chia sẻ cách giúp bạn giữ bình tĩnh tới bạn đọc.



Chia sẻ của An Nam

Sự mất bình tĩnh là nỗi ám ảnh của biết bao người và cũng là điều làm tổn thương bao nhiêu tâm hồn, là kẻ thù của niềm hạnh phúc. Phải làm sao để chúng ta có thể kiểm soát cảm xúc của mình, giữ được bình tĩnh là bạn đã chiến thắng chính bản thân mình và không làm cho mọi người xung quanh bạn bị tổn thương, mọi việc có thể được giải quyết dễ dàng hơn.

Dưới đây, Tư vấn An Nam đưa ra những cách giúp bạn giữ bình tĩnh.

1. Hít thở sâu

Khi bạn vướng phải một tình thế khó xử làm bạn vô cùng khó chịu và bực tức bạn hãy giữ bình tĩnh bằng cách hít thở sâu bằng bụng vài lần, bạn hãy tưởng tượng mỗi lần bạn thở ra giống như việc bạn trút đi mọi căng thẳng bực dọc ra ngoài. Thậm chí bạn cảm thấy quá bức bối với bạn, bạn có thể ngồi xuống vì hành động bạn ngồi xuống các cơ của bạn được thả lỏng không có cảm giác gân lên để chống chả nữa, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Bạn hãy thực hành nó thường xuyên,hãy luôn nhắc nó ở trong đầu để bạn không quên điều này khi gặp phải tình huống tương tự.

2. Thả lỏng

Sau khi tập hít thở sâu, hãy kiểm tra xem trên cơ thể bạn có nơi nào mà bạn cảm thấy chưa thể thả lỏng được. Bạn hãy nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể để nó trở về tâm trạng thư thái hơn, khi đó bạn hãy tưởng tượng bạn đang đứng trước biển, hoặc núi rừng nó sẽ giúp suy nghĩ của bạn tích cực hơn.
Cách giúp bạn giữ bình tĩnh

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

3. Hãy đánh giá cục diện

Khi bạn thấy căng thẳng, bạn hãy ngừng nói để hít thở sâu và suy nghĩ từ đó bạn đánh giá cục diện vấn đề mà bạn đang bực tức xem rằng nó có ảnh hưởng đến bạn như thế nào, ảnh hưởng trong bao lâu. Đồng thời bạn cũng đánh giá xem nếu bạn nói ra thì sự việc sẽ diễn biến như thế nào, khi nhìn thấy cái lợi, cái hại của nó bạn sẽ có động lực để kiểm soát vấn đề của mình hơn.

4. Luyện tập sự nhẫn nại hàng ngày

Mỗi ngày bạn có thể luyện tính nhẫn nại và khả năng đương đầu với sự căng thẳng bằng cách bạn đi dạo một mình mỗi ngày bạn chỉ đi chừng 15, 20 phút cũng khiến tinh thần bạn điều hoà hơn, cảm giác tinh thần bạn chậm dần, suy nghĩ nhiều hơn thay vì hành động. Bất kể bạn muốn làm gì hay muốn nói gì hãy chờ cho tới lượt mình rồi mới nói, hãy nghe hết câu trước khi bạn định phát biểu gì đó. Hãy tập cho mình thói quen chờ đợi, điều này sẽ giúp bạn kiên nhẫn hơn rất nhiều.

5. Hãy luôn nhắc nhở chính mình

Khi bạn nhận ra bạn có một điểm yếu là thường hay nổi cáu, nóng tính và mất bình tĩnh, thì bạn hãy luôn nhắc nhở trong đầu mình rằng tôi có tính xấu là thường không giữ được bình tĩnh. Bạn có thể tự nhắc nhở mình bằng cách viết giấy dán lên tường, viết vào màn hình máy tính, bất kỳ nơi nào mà bạn thường thấy nó, để mỗi khi rời vào trường hợp đó bạn luôn tự nhắc nhở được mình. Để loại trừ được tật xấu này bạn cần phải kiên nhẫn và luyện tập thường xuyên mới đạt được kết quả.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi nam le

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com