0904030189

Cách vượt qua bệnh khủng hoảng tâm lý- Dấu hiệu và cách điều trị

Một cuộc khủng hoảng tâm lý có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào và trong bất kì hoàn cảnh nào, thường là khi một người bị tách khỏi cộng đồng hoặc những người thân yêu của họ. Tình trạng này thường rất đáng sợ, dù hoàn cảnh khi đó là gì. Nhận thức của chúng ta về bản thân là điều rất quan trọng để sống hạnh phúc, và khi điều đó bị cản trở, mọi chuyện có thể sẽ rất khủng khiếp. Nắm được cách giành lại niềm tin vào bản thân sẽ giúp bạn cách vượt qua bệnh khủng hoảng tâm lý và tìm thấy hạnh phúc.

Xem thêm: Cách vượt qua khủng hoảng tâm lý sau sinh 

1. Vậy dấu hiệu nhận biết của khủng hoảng tâm lí là gì?

  • Bạn không thể khóc khi tức giận, chưa bao giờ thấy hài lòng và luôn tìm lỗi ở bản thân. Khi bạn cảm thấy như đang la hét và trút sự tức giận trong suy nghĩ nhưng không có cơ hội để làm như vậy, đó là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
  •  Bạn cố gắng khóc và loại bỏ sự thất vọng  nhưng không thể khóc mà chỉ thấy nghẹn ngào, ngậm ngùi nuốt nước mắt vào trong. Hãy nhớ rằng điều đó sẽ không tốt cho tim mạch và não bộ. Sẽ tốt hơn nếu bạn khóc to để giải tỏa nỗi bực tức ra ngoài.
  • Bạn không cảm thấy hài lòng khi bắt đầu ngày mới mà chỉ bám víu vào những ngày tháng ủ dột trước đó để than thân trách phận. Những buồn chán, suy nghĩ tiêu cực kéo dài là dấu hiệu của trầm cảm.
  • Bạn không vừa lòng về bất cứ thành công nào của bản thân, thậm chí chỉ cười nhạt và chẳng vui vẻ gì khi biết tin mừng. Đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang khủng hoảng tâm lí.
  • Khi bế tắc, chán nản không thích chia sẻ với người khác thậm chí cảm thấy không vui khi nhận được sự giúp đỡ của mọi người, đó là lúc bạn nên thay đổi và phải đi kiểm tra sức khỏe tâm lí ngay nhé.

Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý tuổi 20

Khi gặp khủng hoảng về tinh thần sẽ làm cho người ta có cái nhìn tiêu cực về mọi thứ, kể cả cách nhìn nhận và đánh giá về bản thân trong những tình huống có thể đã xảy ra trong quá khứ, ngay cả hiện tại và thậm chí ở tương lai.

Tuy nhiên sự việc không đơn giản chỉ là hãy suy nghĩ tích cực để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Thậm chí những suy nghĩ về những điều hạnh phúc và hy vọng cũng không thể giúp bạn làm giảm những suy nghĩ tiêu cực đó. Cách tốt nhất chính là thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ cân bằng hơn, trung tính hơn. Chỉ đơn giản như vậy thôi.

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Cách vượt qua bệnh khủng hoảng tâm lý

2. Chăm sóc bản thân mình tốt hơn

Chăm sóc bản thân cũng là điều quan trọng giúp vượt qua khủng hoảng, bao gồm lối sống (thói quen) lành mạnh, học cách kiểm soát stress, nhận diện các giới hạn về năng lực bản thân (khả năng làm được gì và không làm được gì), lên lịch các hoạt động thư giãn mỗi ngày.

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày – Khủng hoảng cũng khởi phát từ các vấn đề và bất ổn về giấc ngủ. Dù tâm trạng tốt hay không tốt cũng phải có giờ giấc ngủ nghỉ ổn định và đầy đủ.

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mỗi ngày – Thiếu ánh sáng mặt trời càng làm khủng hoảng xấu thêm. Ra ngoài tản bộ, uống tách cà phê hoặc ăn sáng ngoài trời, dạo công viên… ít nhất 15 phút mỗi ngày để giúp tinh thần thoải mái và phấn chấn.

Kiểm soát stress – Không chỉ kéo dài và làm nghiêm trọng tình trạng khủng hoảng, stress còn là nguyên nhân gây khởi phát khủng hoảng. Hãy nhận diện và xử lý những điều trong cuộc sống làm bạn bị stress (như quá tải công việc, quan hệ xã hội không tốt, các vấn đề sức khỏe,…) Một khi đã xác định được các nguồn gây ra stress, bạn sẽ biết cách giảm thiểu và cách vượt qua bệnh khủng hoảng tâm lý.Thư giãn mỗi ngày – Thư giãn mỗi ngày giúp làm giảm các dấu hiệu khủng hoảng, giảm stress, giúp tinh thần vui vẻ và khỏe mạnh. Đừng bỏ qua những sự thực hành như hít thở sâu, các bài tập thư giãn cơ, thiền tập và yoga.

Làm những điều bạn yêu thích hay từng yêu thích – Sở thích, môn thể thao yêu thích, leo núi, thăm viện bảo tàng, biểu đạt bản thân một cách sáng tạo qua âm nhạc, hội họa hoặc viết lách,… đều là những cách giúp bạn có được niềm vui trong cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý tuổi 25

3. Hãy nghĩ đến gia đình và bạn bè thân thiết

Trong lúc bạn rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần. Bạn sẽ thấy mọi thứ xung quanh đều trở nên tồi tệ, bạn buồn chán, mệt mỏi, căng thẳng và không thể tìm kiếm niềm vui. Lúc đó, bạn hãy nghĩ đến gia đình, bạn bè, những người sẽ khiến suy nghĩ, cách nhìn nhận của bạn tích cực lên. Hãy chia sẻ với họ những khó khăn bạn đang gặp phải. Điều đó giúp bạn giải tỏa những khó chịu trong lòng, có niềm tin vào cuộc sống và vượt qua mọi khó khăn.

4. Thiền

Điều này nghe có vẻ vô lý bởi một người đang bị bủa vây bởi hằng trăm mối tơ vò thì hỏi sao có thể thiền cho được? Vâng các bạn cứ an tâm, được đấy! Bạn hãy chọn một nơi nào đó thật tĩnh lặng và ngồi với tư thế hoa sen (nếu bạn thích), sau đó bạn nhắm mắt lại và thật tập trung vào những âm thanh xung quanh và hơi thở. Thở bằng mũi, chậm và sâu.

Nếu vẫn không thể tập trung, bạn nên bắt đầu niệm “thần chú”. Chọn một từ hoặc một câu nào đó mà bạn muốn tập trung vào giống như tình yêu, sự thật… và sau đó đọc chúng liên tục. Hoặc bạn có thể nghe hướng dẫn từ một thiền sư nào đó.

Bằng cách thiền, bạn sẽ học cách quản lý suy nghĩ của chính mình. Đây là cơ hội để bạn có thể sắp xếp những suy nghĩ của mình và quan trọng nhất là để tâm hồn thư thái.

Hơn nữa, thiền là một cách để bạn lấy lại cân bằng trong tâm hồn một cách nhanh chóng và với phương pháp này, bạn cũng có thể ngủ rất ngon. Nó giống như một cuộc nói chuyện với tâm hồn và sẽ cho bạn những góc nhìn tích cực hơn.

Nếu bạn đang mệt mỏi khi phải đối mặt với quá nhiều thứ thì hãy thử phương pháp thiền này sẽ rất hiệu quả đấy!

5. Quản lý suy nghĩ

Chúng ta thường không hiểu hết bản thân mình nghĩ gì. Bởi thế chúng ta hay để những lo lắng vu vơ tràn ngập vào tâm trí. Thật là một điều vô ích! Não bộ của con người đâu chỉ để suy nghĩ những việc như thế. Hãy bắt đầu kiểm soát suy nghĩ của bản thân.

Dán những miếng giấy nhỏ lên những nơi bạn dễ nhìn thấy để nhắc nhở bạn suy nghĩ logic. Hoặc bạn cũng có thể dùng điện thoại nhắc nhở mình. Khi bạn nhìn thấy những thứ đấy, tự khắc bạn sẽ lấy lại sự tập trung cần thiết.

Khi bạn sắp xếp được những suy nghĩ của mình, hãy tìm hiểu để quản lý chúng thay vì loại bỏ. Đừng ngại đối mặt với căng thẳng, điều quan trọng là bạn phải hiểu mình cần và muốn gì để đưa ra những giải pháp hợp lý nhất.

Tuyệt đối không cho phép tâm trí dẫn bạn đi quá xa. Bạn phải biết cách nhìn thẳng vào vấn đề và đừng suy diễn vu vơ nữa nhé.

Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý tuổi 30

6. Thường xuyên tập thể dục

Thể dục có lẽ là giải pháp sau cùng người bị khủng hoảng tâm lí chọn lựa. Tuy vậy, thể dục là công cụ hiệu quả giúp đối mặt với khủng hoảng. Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định thể dục như là một liệu pháp chống trầm cảm, giúp làm tăng mức hoạt động và năng lượng tích cực và làm giảm cảm giác mệt mỏi.

Tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất giúp tăng trưởng các tế bào thần kinh mới, làm tăng các dẫn truyền thần kinh thúc đẩy trạng thái tinh thần tích cực và endorphin, giảm stress, thư giãn các cơ… Những tác dụng này đều có lợi cho người bị khủng hoảng tinh thần.

Để phát huy những tác dụng này, hãy tập thể dục 30 phút mỗi ngày

Khủng hoảng tâm lí làm cho người ta có cái nhìn tiêu cực về mọi thứ, kể cả cách nhìn nhận và đánh giá về bản thân, trong những tình huống đang gặp phải, những điều mong muốn ở tương lai và có cách vượt qua bệnh khủng hoảng tâm lý. Hãy luôn giữ cho mình tâm lí thoải mái, thư giãn, không nên đòi hỏi quá nhiều vào bản thân mà hãy học cách hưởng thụ, và yêu chính mình hơn nữa nhé. Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi Seo Ngon

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com