Cách khắc phục trầm cảm
Hiện nay cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, kéo theo nhiều loại bệnh mà con người rất khó nhận biết, cũng không biết làm thế nào để giải quyết. Người bệnh gần như đi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng đó chính là căn bệnh trầm cảm mà ít ai hiểu biết về nó. Bài viết dưới đây chia sẻ về biểu hiện trầm cảm và cách khắc phục trầm cảm.
Chia sẻ của An Nam
Hiện nay cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, kéo theo nhiều loại bệnh mà con người rất khó nhận biết, cũng không biết làm thế nào để giải quyết. Người bệnh gần như đi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng đó chính là căn bệnh trầm cảm mà ít ai hiểu biết về nó.
1. Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một rối loạn khí sắc, đó là tâm trạng buồn và đâu khổ kèm theo sự suy giảm hoạt động tâm trí và vận động. Bạn không nên nhầm lẫn trầm cảm với nỗi buồn thoáng qua trong ngôn ngữ thông thường, nỗi buồn là trạng thái mà ai cũng trong cuộc đời này cũng trải qua. Đó chỉ là nỗi buồn thoáng qua chỉ kéo dài vài giờ, vài ngày, nhưng rồi nó sẽ trôi qua và hầu như không kéo dài, còn trầm cảm là trạng thái tuyệt vọng trầm trọng, lâu dài.
Xem thêm: Tư vấn tâm lý qua điện thoại
2. Nguyên nhân trầm cảm
Nguyên nhân gây ra trầm cảm có thể là một sự cố lớn trong cuộc đời bạn, nó gây chấn thương tinh thần rất sâu sắc khiến bạn không thể nào xóa nhòa.
Cách nhìn nhận của bạn về cuộc sống quá bi quan đây là nguyên nhân tâm lý, tính cách con người bạn do tình trạng này kéo dài và thường xuyên cũng khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm.
Nguyên nhân thứ ba mà các nhà khoa học đề cập tới cũng có thế do di truyền, trong gia đình đã từng có người bị trầm cảm sẽ dễ bị mắc trầm cảm hơn.
3. Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Bạn cảm thấy mình là người vô tích sự, bất lực và thất vọng, bạn thấy mình ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn hẳn bình thường, thậm chí không ngủ. Bạn thấy không ham muốn tình dục, luôn cảm thấy nặng trĩu, buồn rầu, có tư tưởng bệnh hoạn, muốn tự sát, luôn cảm thấy tội lỗi, mất năng lực, cảm thấy mình kiệt sức.
Các biểu hiện cụ thể như:
Thay đổi tính khí
- Đau khổ, tinh thần rơi vào trạng thái tuyệt vọng, buồn bã
- Muốn khóc thường xuyên và gần như không thể nào kiểm soát được
- Rất dễ bị kích động, dễ nổi cáu và nóng giận
- Mất hoàn toàn hứng thú với những hoạt động mà vốn rất thích
Rối loạn tư duy
- Giảm tự tin: tự đánh giá thấp bản thân mình “tôi không có khả năng, tôi là kẻ ngu dốt, vô dụng”
- Tâm trạng tội lỗi: người mắc trầm cảm tự cho mình là người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với tất cả những gì tội tệ đã xảy ra cho mình hay cho người khác.
- Lo âu, lo lắng thái quá, khó tập trung, mất trí nhớ
- Thường hay có ý định tự sát và thái độ tiêu cực “ tôi không làm được cái gì hết ,tôi là kẻ thất bại, tôi làm cho mọi người đau khổ”
Biểu hiện về cơ thể
- Chậm vận động: chủ thể cảm thấy khả năng hoàn thành công việc dù là một việc nhỏ, họ có thể cảm thấy mọi thứ rất khó khăn và phức tạp với họ.
- Người cảm thấy không còn sức sống, mất năng lượng, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, luôn mất ngủ, hoặc ngủ ít đi, ngược lại thấy ngủ quá nhiều.
- Lười ăn, hoặc ăn rất nhiều, rối loạn tiêu hoá, đau bụng
- Giảm ham muốn tình dục, đau toàn thân, hoặc hạ huyết áp, giảm nhịp tim
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
4. Cách đối phó với trầm cảm
Trầm cảm có nhiều dạng trầm cảm, có những người trầm cảm chỉ muốn ở một mình, nhưng có những người trầm cảm lại muốn có người khác ở bên cạnh mình. Hiện nay người ta đối phó với trầm cảm bằng thuốc hoặc bằng cách tư vấn tâm lý.
Đối với người bị mắc trầm cảm khi phát hiện mình có những dấu hiệu như trên bạn cần tìm đến bác sỹ hoặc nhà tâm lý để chữa trị tránh để lâu ngày bệnh sẽ càng lúc càng nguy hiểm.
Đối với người nhà có người bị mắc trầm cảm cần phải chú ý lắng nghe ý kiến của họ, và cho họ biết rằng họ đang có những suy nghĩ đúng đắn, không nên tranh cãi với người có bệnh trầm cảm và tìm mọi lý do để phản bác họ. Không nên để người bệnh một mình vì họ có thể nghĩ quẩn, có thể bạn chỉ cần ngồi lắng nghe họ cũng đã đủ hoặc bạn có thể đưa họ ra ngoài đi dạo cho tinh thần thoải mái. Đặc biệt nên cho người bệnh nghe nhạc trữ tình, du dương, nhẹ nhàng, dễ đi vào giấc ngủ để họ cảm thấy thanh bình.
Bài viết liên quan: