0904030189

Khủng hoảng tâm lý tuổi lên ba

Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3

Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi trẻ có sự phát triển rất nhanh, hệ thần kinh của trẻ trở lên nhạy bén, tạo điều kiện cho bé học hỏi nhanh, song ở tuổi này trẻ rất dễ tổn thương và hay nổi cáu. Thời gian này trẻ có xu hướng tách mình ra khỏi cha mẹ, muốn được độc lập. Đây là nhu cầu rất lớn của trẻ, trẻ muốn được khẳng định mình, điều này thể hiện sự phát triển của trẻ sang một giai đoạn hoàn toàn mới. Bài viết dưới đây chia sẻ về khủng hoảng tuổi lên ba giúp các cha mẹ có thể thấu hiểu con hơn.



Chia sẻ của An Nam

Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi trẻ có sự phát triển rất nhanh, hệ thần kinh của trẻ trở lên nhạy bén, tạo điều kiện cho bé học hỏi nhanh, song ở tuổi này trẻ rất dễ tổn thương và hay nổi cáu. Thời gian này trẻ có xu hướng tách mình ra khỏi cha mẹ, muốn được độc lập. đây là nhu cầu rất lớn của trẻ, trẻ muốn được khẳng định mình, điều này thể hiện sự phát triển của trẻ sang một giai đoạn hoàn toàn mới.

1. Trẻ trở nên bướng bỉnh

Trẻ chỉ muốn làm theo ý mình và tự quyết định, khi bắt đầu nhận thức về thế giới xung quanh trẻ bắt đầu tìm cách đối phó với những nguyên tắc luật lệ của người lớn. Trẻ muốn khẳng định mình, trẻ không muốn làm theo sự ra lệnh của người lớn và thường cố làm ngược lại. Tuy nhiên trẻ cũng chưa thể phân biệt được đúng sai, ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế. Đặc biệt do người lớn cấm đoán nên nhu cầu độc lập của trẻ lại càng cao và hành vi chống đối lại càng mãnh liệt .

2. Tâm lý trở nên khó chịu

Thường xuyên cáu bản, ngang ngược, làm mình làm mẩy với cha mẹ. Nhất là những lúc ốm đau trẻ sẽ đòi cha mẹ mình đáp ứng đủ điều, mè nhoe, khóc lóc nếu như không được đáp ứng trẻ sẽ lăn ra khóc ăn vạ cho tới khi được chấp nhận thì thôi.

Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý khi mang thai 

3. Trẻ muốn được ba mẹ chú ý tới mình

Muốn cha mẹ chú ý tới mình là một trong những biểu hiện trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên ba. Vì bận rộn với công việc nên bố mẹ phải đi làm suốt ít có thời gian quan tâm đến con được nhiều, có khi cũng chỉ cho con ăn uống xong là phải đi làm. Chính vì điều này mà trẻ cảm thấy hụt hẫng, khó chịu mỗi khi như vậy chúng tỏ ra rất khó chịu chỉ muốn vòi vĩnh cho cha mẹ ở lại với mình nên chúng luôn cãi lại cha mẹ, hoặc giả ốm để bố mẹ quan tâm tới mình.

4. Trẻ tỏ ra chuyên quyền, ích kỷ

Trẻ muốn mọi thứ của người khác phải là của mình, ai chơi đồ gì chung cũng tỏ ra khó chịu, và muốn giành ngay lại, nếu không được trẻ sẽ kêu la ầm ĩ, khóc lóc.

5. Khi trẻ bị áp đặt, la mắng

Khi bị mắng hay bị áp đặt trẻ sẽ giữ cảm xúc khó chịu với cha mẹ, vì vậy chúng sẽ cư xử cộc cằn như nói trống không. Nếu thường xuyên bị chửi mắng chúng sẽ cảm thấy bị tổn thương, và trở nên ương bướng hơn chúng sẽ mang nỗi tức của mình trút giận lên em của trẻ như hành vi đánh em.

khủng hoảng tâm lý tuổi lên ba

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

6. Ứng xử của cha mẹ đối với con cái ở độ tuổi này

Cha mẹ nên tôn trọng và thỏa mãn tính độc lập của trẻ ở chừng mực cho phép, đồng thời cần hướng dẫn cho trẻ một số việc tự phục vụ, hoặc giúp đỡ người lớn để tính độc lập của trẻ vẫn phát triển mà trẻ có thể nghe lời người lớn hơn.

Cha mẹ cần chú ý quan tâm đến trẻ để kịp thời nhận biết được sự thay đổi của trẻ để có những cách ứng xử đúng đắn nhất phù hợp với trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cũng nên nhất quán trong việc nuôi dạy con, không nên nói một đằng nhưng lại thực hiện một nẻo hoặc bố dạy con nhưng mẹ lại bênh vực, nên thiết lập được một hệ thống nguyên tắc chuẩn mực nhất định, tuy nhiên không nên quá cứng nhắc đối với trẻ. Cha mẹ cũng nên có thưởng có phạt những khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ và những lúc trẻ không hoàn thành nhiệm vụ.

Xem thêm: Khủng hoảng tâm lý sau sinh 

Cha mẹ cũng không nên suy nghĩ rằng những đặc tính ương bướng của trẻ là cố hữu vì đó chỉ là giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển tâm lý của trẻ. Chỉ cần cha mẹ hiểu và có cách ứng xử khéo léo với trẻ về cách giáo dục trẻ. Mặt khác cha mẹ cũng không nên coi thường khủng hoảng của lứa tuổi này, nếu không đánh giá đúng và có những cách ứng xử phù hợp, khủng hoảng tuổi lên ba sẽ kéo dài suốt thời thơ ấu và sẽ để lại những dấu vết nặng nề cho trẻ về sau.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi nam le

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com