0904030189

TRẦM CẢM SAU SINH – Nguyên nhân và hệ lụy

TRẦM CẢM SAU SINH – Nguyên nhân và hệ lụy

Chị dâu em mới sinh em bé, anh em thì đi làm xa, thi thoảng mới về thăm vợ con được ạ, nhưng anh ấy rất quan tâm đến chị và bố mẹ hai bên nội ngoại cũng rất quan tâm, chăm sóc chứ không có lơ là gì. Mới đây, em có phát hiện chị ấy rất hay suy nghĩ linh tinh, hay làm quá vấn đề lên rồi gọi điện cho chồng khóc lóc nói là nhà chồng coi thường, rồi chị ấy bảo tự thấy bản thân vô dụng vì ăn bám chồng, rồi có ý nghĩ muốn ly hôn ạ, và cũng nhiều lần như thế rồi. Anh chị cho em hỏi có phải chị ấy mắc chứng trầm cảm sau sinh không, và giải quyết như thế nào ạ, có phải nhờ đến bác sỹ tâm lý không?



Chị dâu em mới sinh em bé, anh em thì đi làm xa, thi thoảng mới về thăm vợ con được ạ, nhưng anh ấy rất quan tâm đến chị và bố mẹ hai bên nội ngoại cũng rất quan tâm, chăm sóc ạ. Mới đây, em có phát hiện chị ấy rất hay suy nghĩ linh tinh, chị ấy hay làm quá vấn đề lên rồi gọi điện cho chồng khóc lóc nói là nhà chồng coi thường, rồi chị ấy bảo tự thấy bản thân vô dụng vì ăn bám chồng, rồi có ý nghĩ muốn ly hôn ạ, và cũng nhiều lần như thế rồi ạ. Anh chị cho em hỏi có phải chị ấy mắc chứng trầm cảm sau sinh không ạ, và giải quyết như thế nào ạ, có phải nhờ đến bác sỹ tâm lý không ạ?

Trên đây là những dòng tâm sự của một khách hàng tên X, cũng mang băn khoăn về người chị dâu của mình có mắc chứng trầm cám sau sinh hay không. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này tới cuộc sống các cá nhân trong gia đình, từ chính người phụ nữ trong cuộc hay những người kề cận như chồng con, bố mẹ, anh em,… chúng tôi xin phép đưa lên các thông tin nghiên cứu về vấn đề “trầm cảm sau sinh” cho bạn đọc biết.

*Bài viết dưới đây sẽ có những đoạn trích mục từ những bài báo về vấn đề “trầm cảm sinh sinh” được viết và đăng tải trên trang của trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số – CCIHP (ccihp.org). Đây cũng là một tổ chức uy tín chuyên đề cập, xây dựng các dự án về các vấn đề nóng bỏng trong xã hội; nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục hay làm công tác phổ cập, lan tỏa kiến thức cho cộng đồng; thúc đẩy các sáng kiến và trao quyền để giải quyết các vấn đề về sức khỏe mới nổi hay bị bỏ qua.

Trầm cảm sau sinh đã được ghi nhận từ lâu trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, hoạt động y tế phải là vấn đề mới nhưng ít được quan tâm vì nhiều lý do cả từ phía bản thân người phụ nữ, gia đình và xã hội. Theo WHO, tỉ lệ trầm cảm sau sinh ở các nước đang phát triển chiếm từ 15-20%. Một nghiên cứu do trung tâm tại Hà Nam thực hiện cũng cho kết quả tương tự với 20% phụ nữ sau sinh có các biểu hiện của trầm cảm từ nhẹ đến nặng. Trầm cảm sau sinh thường xuất hiện sau 4 tuần sau khi sinh và có nhiều tác giả nói rằng trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào đến 1 năm sau sinh. Trầm cảm sau sinh cũng có thể tiến diễn từ trầm cảm trong thời kỳ mang thai hoặc đột phát sau khi sinh em bé. Một điểm cần ghi nhận là trình độ Y học đã có những bước tiến đáng kể và sự quan tâm của bản thân người phụ nữ, gia đình, cộng đồng và truyền thông đã tăng lên nên trong thời gian qua, trầm cảm sau sinh đã được phát hiện và công bố nhiều hơn.

Nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm sau sinh có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần. Theo nghiên cứu của Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số CCIHP, phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh có nhiều biểu hiện như: suy nhược thể chất (khó ăn ngủ), có nhiều rối loạn tinh thần hay dễ mâu thuẫn với người thân trong gia đình. Đáng lo ngại hơn, điều này có thể dẫn đến những suy nghĩ và hành vi nguy hiểm ở người mẹ như tự tử hoặc gây tổn hại cho đứa trẻ của mình.

trầm cảm sau sinh

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Vậy trầm cảm sau sinh thật sự là gì?

  • Thực tế, trầm cảm sau sinh là một dạng rối nhiễu sau sinh. Rối nhiễu sau sinh gồm nhiều dạng: trạng thái buồn bã (postpartum blues); trạng thái trầm cảm sau sinh (postpartum despression) và loạn thần. Các dạng này sẽ được phân biệt rõ ràng ở một bài viết khác.
  • Trầm cảm sau sinh thường xuất hiện từ khoảng 1 tháng đến 1 năm sau sinh. Với các biểu hiện phức tạp hơn, bao gồm: mệt mỏi, chán nản, mất quan tâm với con, bản thân vào mọi điều xung quanh, rối loạn giấc ngủ, có suy nghĩ tiêu cực về bản thân, con và gia đình… và nhiều dấu hiệu trầm cảm khác. Khác với trạng thái buồn bã, trầm cảm sau sinh không tự nhiên khỏi mà cần có sự chăm sóc, hỗ trợ, trị liệu tâm lý của người thân, cán bộ y tế và nhà tâm lý.

Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm sau sinh

Các nguyên nhân chính có thể bao gồm các nguyên nhân về thể chất, các nguyên nhân về tâm lý – gia đình, các nguyên nhân về kinh tế xã hội.

  1. Nhóm nguyên nhân về thể chất

Sau khi sinh những thay đổi lớn về thể chất sẽ tác động đến tâm lý và tinh thần của người phụ nữ được liệt kê bao gồm:

  • Sự thay đổi của hóc môn thời kỳ mang thai và sau sinh: Sauk hi sinh có sự thay đổi đáng kể của các hóc môn Progesteron, estrogen và prolactin. Sự thay đổi hóc môn có thể ảnh hưởng lớn đến thể chất và tinh thần của người phụ nữ.
  • Mất thể tích máu lớn sau kinh sinh và điều này cũng có ảnh hướng đáng kể đến chuyển hóa trong cơ thể người phụ nữ.
  • Các biến cố trong sản khoa như sinh non, sinh sớm, đẻ có can thiệp kỹ thuật, mổ đẻ, người phụ nữ có tai biến sản khoa, hoặc các bệnh lý trong thời kỳ mang thai
  • Thời kỳ sau sinh, người phụ nữ sẽ mất nhiều thời gian và công sức để chăm sóc con mới sinh thường làm thay đổi Mất nhiều công việc, ảnh hưởng nhịp sinh học của người mẹ…

     2. Nhóm nguyên nhân về tâm lý và gia đình

Bên cạnh những ảnh hưởng của thay đổi về thể chất, sau sự ra đời của đứa trẻ, nhiều yếu tố tâm lý, gia đình có tác động to lớn đến người phụ nữ như:

  • Tâm lý phiền muộn, lo lắng của người phụ nữ trong thời kỳ mang thai: lo lắng về cơ thể thay đổi, xấu đi, mất hấp dẫn, lo lắng về thai nhi và con mới sinh, lo lắng về tình trạng có bệnh trong thời kỳ mang thai, đặc biệt những lo lắng thường ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ trẻ, mang thai và sinh con lần đầu
  • Có thai ngoài ý muốn: bị ép sinh con, quan hệ không mong muốn và có thai …
  • Hôn nhân và hạnh phúc gia đình: người phụ nữ là nạn nhân của bạo hành từ chồng, gia đình, cộng đồng, tình trạng hôn nhân không hạnh phúc như ly dị, ly thân, quan hệ mẹ chồng nàng dâu không tốt, những bất đồng trong quan điểm chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, tranh giành quyền quyết định, quyền chăm sóc đứa con giữa người phụ nữ và những người khác trong gia đình, đặc biệt bố mẹ chồng
  • Mong muốn có con trai từ gia đình và người chồng cũng được đề cập là một nguyên nhân quan trọng của trầm cảm sau sinh, khi giới tính đứa trẻ không đáp ứng mong mỏi và kỳ vọng của gia đình.
  • Thiếu sự quan tâm hỗ trợ của chồng và gia đình: trên thực tế, sau khi sinh sự quan tâm, chăm sóc trước đó được dành cho người phụ nữ mang thai được chuyển hết sang đứa con và nhiều người phụ nữ cảm thấy cô độc, bị tách ly với những người xung quanh và đứa bé
  • Đặc điểm tâm lý của người phụ nữ rất khác nhau và nhiều người rất nhậy cảm và không đương đầu được với các biến cố trong thời kỳ mang thai và sau sinh, hoặc có tâm lý lo lắng thái quá cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng mắc phải trầm cảm sau sinh.
  • Các vấn đề liên quan đến đứa trẻ: trẻ khóc nhiều hoặc có những tình trạng không tốt về sức khỏe

 

     3. Nhóm nguyên nhân về kinh tế xã hội

  • Tình trạng kinh tế khó khăn của gia đình, đặc biệt nhiều phụ nữ sau sinh phải tự lo kiếm sống và nuôi dưỡng con, thiếu sự hỗ trợ, chu cấp từ gia đình hoặc không có chế bảo hiểm y tế, xã hội. Thiếu sự hỗ trợ của chồng về kinh tế trong thời kỳ mang thai và nuôi con. Ngoài ra, với nhiều phụ nữ, tình trạng lo lắng về công việc, mất việc, không có thu nhập sau khi sinh con cũng ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý của họ.

 

Hệ lụy trầm cảm sau sinh:

  • Trầm cảm sau sinh là một rối loạn nguy hiểm có tác động tiêu cực đối với phụ nữ và trẻ sơ sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 10-20% phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh từng trải qua ít nhất một dạng rối loạn tâm thần, trong đó chủ yếu là trầm cảm. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này thường cao hơn nhiều và một nghiên cứu mới đây ở Việt Nam đã cho thấy cứ 4 phụ nữ thì có 1 người có thể bị trầm cảm và các dạng rối loạn tâm thần khác trong vòng một năm sau khi sinh con. Bạo lực gia đình và các phong tục, tập quán truyền thống đối với phụ nữ sau sinh làm tăng nguy cơ trầm cảm và thường gây ra các hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần đối với phụ nữ và trẻ sơ sinh/ trẻ em. Trong những trường hợp nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử ở người mẹ hoặc gây tổn hại cho đứa trẻ của mình. Và gần đây, một số trường hợp như vậy đã được đề cập đến trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Trầm cảm sau sinh, vấn đề không của riêng ai_Lê Hoàng Minh Sơn, Phạm Vũ Thiên
  2. Trầm cảm sau sinh ở Việt Nam: Đứng để phụ nữ đơn độc_Đoàn Lê_Theo Đời sống pháp lý
  3. Trầm cảm sau sinh ở Việt Nam: Chúng ta có thể biết gì và làm gì?_San_Theo trang ccihp.org

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi tuvanannam

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com