0904030189

Biểu hiện của trẻ tự kỷ

Biểu hiện của trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ nếu như được phát hiện sớm và được can thiệp đúng cách, trẻ có khả năng phát triển và hòa nhập cao hơn những trẻ phát hiện muộn. Vậy những biểu hiện của trẻ tự kỷ nào mà gia đình có thể theo dõi được?



Ở trẻ, có những điểm mốc phát triển kèm theo những đặc điểm đi kèm có thể nhận biết được trẻ có những dấu hiệu bình thường hay bất thường không. Hãy cùng điểm một số đặc trưng trong biểu hiện của trẻ tự kỷ dưới đây.

1. Xã hội

Khi trẻ không có sự để ý xung quanh khi các trẻ khác đang chơi, hay khi có cha/mẹ bế bồng trẻ không có phản ứng mạnh hay cha mẹ về nhà thì trẻ không để ý,…
Khi trẻ có những biểu hiện như thế này, hãy để ý trẻ thêm về cách trẻ thể hiện với các trò chơi tương tác hay những tình huống đòi hỏi sự phối hợp giữa mọi người như thế nào. Trẻ có bao giờ để ý tới những sự kiện xung quanh mình hay không, và tần suất của chuyện này là bao nhiêu?

2. Giao tiếp

Trẻ tự kỷ thường không có nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh mà chỉ chìm đến trong thế giới riêng của chúng, Khi có những tình huống phát sinh mà phải nhờ cậy tới sự giúp đỡ của người khác, chính chúng cũng không biết phải xử trí như thế nào, chúng thường không tương tác mắt với người khác khi giao tiếp và sẽ dắt tay người đối diện tới việc chúng cần nhờ làm hộ.

Ngoài ra, một biểu hiện của trẻ tự kỷ mà có lẽ bạn cần nhớ là chúng hay đi nhón chân hoặc tự quay vòng tròn mà ít khi cảm thấy choáng váng hay dừng lại. Chúng thích những vật quay như quạt trần hay chong chóng, khi chơi đồ chơi, chúng hay xếp các vật dụng thành một hàng dài. Khi chơi một đồ chơi gì đó, trẻ không biết cách chơi phù hợp với đồ chơi đó mà chỉ tập trung vào một bộ phận của đồ chơi mà thôi.

3. Hành vi kỳ lạ, lặp đi lặp lại

Trẻ có thể có một số các hành động khá là kỳ quặc đối với những người khác mà trẻ bình thường không lặp lại nhiều những hành động đó như vậy. Một số các hành động như: tắt và bật đèn liên tục; ăn những đồ vật bất thường như quần áo, nệm hay màn; thích chui nằm dưới những vật nặng, chèn ép; thích bôi trét phân; thích nhảy từ trên cao xuống hay tìm những tác động mạnh mẽ lên cơ thể.

4. Vận động

Kĩ năng vận động của trẻ tự kỉ có những điểm đặc biệt, có thể trẻ rất mạnh trong lĩnh vực này nhưng đối với những lĩnh vực khác trẻ lại có sự thiếu hụt.
Khả năng phối hợp của trẻ có thể kém; vận động tinh không được tốt. Trẻ có thể giữ thăng bằng rất tốt cũng có thể trẻ vụng về trong hành động. Trẻ có thể không xếp được những khối gỗ lên cao,…

5. Nhạy cảm quá mức

Trẻ tự kỷ nhiều khi có sự phản ứng rất mạnh mẽ với thứ tác động lên chúng mà khiến chúng không chịu được. Có một số trẻ khó chịu với âm nhạc, tiếng động, các loa báo, còi xe, các loại mặt vải,….

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

6. Cảm giác

Đây là một trong những biểu hiện của trẻ tự kỷ mà bạn có thể để ý tới: trẻ rất khó chịu khi cắt tóc; không chịu buộc dây an toàn; không cho tắm rửa; dễ nôn ói khi ngửi những mùi lạ trong nhà; không chịu đựng được âm nhạc; thích quay những vật trước mặt; trẻ có thể “điếc” và không giật mình với những tiếng động to nhưng có lúc dường như nghe được bình thường.
Ngoài ra trẻ có thể xé quần áo, không cho thay quần áo, không cho mặc quần áo khi trời mùa đông lạnh,…

7. Tự gây thương tích

Đây là một trong những biểu hiện của trẻ tự kỷ mà có lẽ là gây nguy hiểm cũng như sự sợ hãi cho người xung quanh khi nhìn thấy nhất, bạn có thế để ý những đặc điểm sau. Trẻ tự cắn mình mà không thấy đau; tự đập đầu vào tường; tự cấu xé và cào xước da; tự bứt tóc;….

8. An toàn

Về vấn đề an toàn, trẻ không nhận biết được nguồn nguy hiểm xung quanh mình hay những tình huống có thể khiến mình bị tổn thương hoặc thương tích
Trẻ có thể chạm vào những đồ vật như ổ điện, bình nước nóng, lao ra đường khi có xe cộ hay leo trèo ở những chỗ có độ cao rất cao mà không sợ hãi gì cả,…

Những dấu hiệu trên có thể giúp đỡ gia đình và các nhà can thiệp xem xét vấn đề của trẻ. Tuy nhiên, những điều này không phải lúc nào cũng cố định ở trẻ và không phải trẻ nào cũng có đầy đủ những đặc điểm trên đây. Điều gia đình cần chú ý là quan sát con cái ở nhiều trường hợp, tình huống cụ thể khác nhau chứ không chỉ nhìn vào một khía cạnh hay một số hành động nhất định mà nhận định con mình có dấu hiệu của trẻ tự kỷ. Những vấn đề cần làm rõ thêm dưới sự thăm khám và đánh giá của các chuyên gia tâm lý, các bác sĩ thần kinh và các đội ngũ nhà can thiệp chuyên nghiệp.

Nguồn tham khảo: Sổ tay tự kỉ của bác sĩ_ Linda Lee_ www.helpaustimnow.com

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi tuvanannam

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com