0904030189

Mẹ trầm cảm sau sinh: Cách nhận biết và phòng ngừa

Mẹ trầm cảm sau sinh: Cách nhận biết và phòng ngừa

Trầm cảm sau sinh là một trường hợp rất dễ gặp phải ở các gia đình và có thể gây ra hậu quả mà chúng ta không thể ngờ đến. Đặc biệt hơn, mẹ trầm cảm sau sinh không chỉ xuất hiện ở lần đầu tiên sinh con mà có thể xuất hiện ở bất cứ lần sinh nở nào. Vậy trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh? Mẹ trầm cảm sau sinh thì có ảnh hưởng gì đến con?



  1. Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh.
  • Nguyên nhân sinh học sau khi sinh: Thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, hormone estrogen và progestrogen giảm đột ngột cùng với hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm. Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mỏi mệt và dễ thay đổi cảm xúc. Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ mắc cao hơn.
  • Nguyên nhân khách quan: Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân. Khó khăn trong chăm sóc bé. Nhiều bà mẹ trầm cảm thì cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng, mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày và mất kiểm soát cảm xúc trong các tình huống cuộc sống.

2. Nhận biết bệnh trầm cảm sau sinh

Mẹ trầm cảm
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

  • Suy nhược cơ thể: Nhiều phụ nữ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể nào cả. Những phụ nữ suy nhược này có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà, và mọi thứ xung quanh
  • Lo lắng: Họ thường hay có nhiều mối lo âu, thường là về sức khỏe bản thân, chăm sóc con cái. Có thể họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại chẳng tìm ra nguyên nhân, họ có nhiều than phiền về sức khỏe hay chăm con như vậy có đúng không
  • Căng thẳng và mất tập trung: Họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra, Họ thường khó tập trung đọc sách, xem TV hay trò chuyện bình thường. Họ sẽ cảm thấy trí nhớ sao mà kém quá, và đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ. Họ có thể ngồi đó không làm gì, chỉ nghĩ rằng họ cảm thấy rất tồi tệ.
  • Cảm giác bị ám ảnh: Họ thường hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ. Điều này thường không có nguyên do.
  • Rối loạn giấc ngủ: Thường người bị trầm cảm rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được tí gì. Vài người ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được.
  • Tình dục: Họ mất hứng thú tình dục trong thời gian dài.
  • Cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực: Buồn chán, cảm giác trống rỗng và tuyệt vọng, cảm thấy cuộc đời không đáng sống, cảm thấy mình không xứng đáng chăm sóc con, hay cáu kính và tức giận, cảm giác mệt mỏi tới mức không thể bước ra khỏi giường

3. Phòng ngừa trầm cảm sau sinh

  • Để tránh gặp phải vấn đề mẹ trầm cảm sau sinh, mẹ mang thai và sinh con cần có một đời sống khỏe mạnh về sinh lý lẫn lành mạnh về tinh thần. Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé, mẹ cần được sự để ý, quan tâm của những người thân thiết xung quanh, đặc biệt vai trò người chồng trong thời kì mang thai và sau khi sinh là cực kì quan trọng. Những cuộc trò chuyện tâm tình với cha mẹ bên ngoại/nội hay những giờ phút nhẹ nhàng với người chồng sẽ khiến cho tâm lý bà bầu, mẹ mới sinh thoải mái và vui vẻ hơn. Sau khi sinh con, các gia đình hay hướng sự tập trung quá lớn vào đứa trẻ mà quên mất bà đẻ cũng vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng (nhất là người sinh con lần đầu); điều đó tạo nên sự thiếu sót trong chuyện quan tâm tới tình trạng hiện tại của bà mẹ.
  • Tăng cường những hoạt động nâng cao sức đề kháng và phục hồi sức khỏe thể lý. Những bài tập thể dục làm tăng nồng độ serotonin, giúp làm giảm lo lắng. Các bà mẹ có thể tập đi bộ, bơi lội, tập yoga hay thiền dưỡng sinh. Ngoài ra tăng cường ăn rau củ và các loại hoa quả để bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể thật khỏe mạnh. Uống nhiều nước và ngủ đủ giấc để cơ thể không bị rơi vào tình trạng mất nước và mệt mỏi. Đây cũng là lúc người phụ nữ cần thảo luận với chồng và cần sự hỗ trợ của gia đình chồng để chia sẻ các công việc nhà hay chăm sóc con mới sinh.
  • Yêu thương bản thân và không đổ lỗi cho chính mình. Nhiều bà mẹ sau khi sinh con cảm thấy mình không xứng đáng chăm sóc con, không có giá trị gì với gia đình mình và thấy tồi tệ với vai trò của một người mẹ. Tuy nhiên, những điều này sẽ không giúp được mẹ trầm cảm tốt đẹp lên mà chỉ khiến họ đau buồn và khổ sở hơn mà thôi. Hãy nhớ rằng người mẹ có cuộc sống riêng của mình, và điều đó là hoàn toàn xứng đáng, một đứa trẻ khi được sinh ra cũng cần có một người mẹ cảm thấy hạnh phúc; sức khỏe mẹ tốt thì sức khỏe của bé cũng sẽ tốt.

*Bài viết phần 1,2 tham khảo trong tài liệu “Tâm lý học cảm xúc” hệ cử nhân năm 2012

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi tuvanannam

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com