0904030189

Lựa chọn con đường tương lai

Lựa chọn con đường tương lai

Em có câu hỏi là hiện nay em đang học lớp 11 và em không biết định hướng của mình chọn trường đại học nào ở Việt Nam. Và do đó em cũng không có động lực để học tập. Em thì rất thích đi du học vì em muốn đi trải nghiệm một cuộc sống mới để trưởng thành hơn. Nhưng bố mẹ em thì bảo đến lúc biết điểm thi đại học rồi hẵng tính nên em rất đang phân vân. Mong anh chị giúp đỡ ạ.



Thân chủ:

Em có câu hỏi là hiện nay em đang học lớp 11 và em không biết định hướng của mình chọn trường đại học nào ở Việt Nam. Và do đó em cũng không có động lực để học tập. Em thì rất thích đi du học vì em muốn đi trải nghiệm một cuộc sống mới để trưởng thành hơn. Nhưng bố mẹ em thì bảo đến lúc biết điểm thi đại học rồi hẵng tính nên em rất đang phân vân. Mong anh chị giúp đỡ ạ.

Chuyên gia tư vấn tâm lý:

Chào bạn, Tư vấn An Nam cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tổng đài tư vấn là nơi gửi gắm những băn khoăn của mình. Tôi hiểu rằng đứng trước con đường tương lai, bạn cảm thấy bỡ ngỡ và phân vân giữa vô vàn những lựa chọn.

Qua những lời chia sẻ của bạn, tôi hiểu rằng có lẽ bạn rất đam mê trải nghiệm và khát khao sự tự do, và vì lý do đó mà bạn mong muốn được đi du học ở nước khác thay vì học tiếp tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi bày tỏ ý muốn của mình với bố mẹ, bạn lại nhận được một câu trả lời mập mờ, không chắc chắn. Những người trẻ đang ở trong độ tuổi của bạn đều sẽ thông cảm với những băn khoăn của bạn hiện giờ khi chưa thể xác định được đâu là con đường mà mình sẽ đi. Hẳn phải là người cẩn trọng và lo nghĩ cho tương lai của mình thì bạn mới có nhiều nỗi lo lắng như bạn đang trải nghiệm.

Trước khi đi đến bất kỳ kết luận nào về con đường tương lai của mình, tôi mong rằng bạn có thể tự ngẫm lại về một số khía cạnh sau. Đầu tiên, trước bàn về việc muốn đi du học hay học tại Việt Nam, bạn đã cân nhắc như thế nào về tình hình của bản thân mình? Bản thân bạn mong muốn học về lĩnh vực gì? Bạn đánh giá như thế nào về học lực hay năng khiếu của mình? Tuỳ vào từng lĩnh vực mà bạn có các lựa chọn những nước khác nhau, những trường khác nhau. Ngoài ra, bối cảnh gia đình của bạn như thế nào? Mức kinh tế liệu có đảm bảo việc chi trả các khoản chi phí?

Trong trường hợp bạn mong muốn đi du học, bạn có thể tham khảo hướng đi của nhiều người khác cũng trong hoàn cảnh của bạn. Thường thì có nhiều người bắt đầu tìm hiểu về các gói học bổng hỗ trợ của các trường đại học, các tổ chức, các khối liên kết,… Họ có thể yêu cầu trình độ ngoại ngữ nhất định, điểm trung bình học tập, điểm thi đại học, các hoạt động xã hội như tình nguyện, hoạt động từ thiện, sự kiện của các tổ chức,… Việc tìm hiểu như vậy giúp bạn tự cân nhắc xem mình có đủ điều kiện để theo học ở nước ngoài không, cũng như để chuẩn bị xem bản thân cần làm những điều gì để sẵn sàng cho việc du học. Trong khi đó cũng có nhiều người đi du học không có học bổng mà hoàn toàn dựa vào chu cấp của bố mẹ, nếu gia đình có điều kiện khá giả. Khi này thì người đó sẽ không chịu áp lực duy trì lực học hay các hoạt động và có thời gian tập trung vào các công việc khác hoặc tiếp tục dành thời gian khám phá bản thân và thế giới xung quanh. Cũng có những bạn bắt đầu đi làm thêm để lấy kinh nghiệm và tiết kiệm tiền chuẩn bị cho tương lai.

con đường tương lai

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Mặt khác, một điều nữa mà bạn cần cân nhắc song song với việc nên du học hay ở lại Việt Nam đó là suy nghĩ về ngành học mà mình sẽ đi theo. Khi một người lựa chọn ngành học, họ phải dựa trên xem xét 3 yếu tố chính của “Tam giác hướng nghiệp” trước khi ra quyết định. Ba yếu tố này yêu cầu bạn tự mình trả lời 3 câu hỏi:

Thứ nhất, “Tôi thích làm nghề gì?” Bản thân bạn trong quá trình quan sát và học hỏi thế giới xung quanh, điều gì khiến bạn thấy hứng thú, việc gì khiến bạn muốn được dùng hết sức lực để làm, hoạt động gì đem lại cho bạn sự thanh thản, vui tươi. Giả sử bạn có bắt gặp được một công việc gợi cho bạn dù chỉ một chút hứng thú, đừng ngại ngần việc dấn thân và “thử”.  Sự yêu thích và đam mê với ngành học là thứ giúp bạn lấy lại động lực học tập, giúp bạn tìm ra mục tiêu mà mình muốn nhắm tới. Ước mơ của bạn là gì? Ước mơ ấy có thể không cụ thể như “làm một nhân viên giao dịch nhàn hạ” hay “trở thành chuyên viên tư vấn tài chính của công ty X” mà nó có thể chung chung như “giúp đỡ những người yếu thế” hoặc “được đi mọi nơi trên thế giới”,…

Thứ hai, “Tôi có thể làm gì?” Câu hỏi này liên quan đến những năng lực của bản thân bạn. Bạn học giỏi về những lĩnh vực nào, bạn thiên về tư duy logic hay tư duy nghệ thuật, bạn có năng khiếu trong những hoạt động gì, bạn có năng lực ngoại giao hay lãnh đạo không,… tất cả những thông tin như vậy. Yếu tố này đem lại cho bạn một hướng tiếp cận khác, đó là nếu không tìm được công việc mình yêu thì hãy cố mà yêu công việc mà mình làm. Những ngành học mà bạn có năng khiếu có thể giúp bạn cảm thấy tự hào với những thành tựu mà mình đạt được, sau đó có thể bạn sẽ dần hứng thú và yêu thích nó, cũng có thể ngành đó đem lại cho bạn trải nghiệm và trở thành bàn đạp để tiến vào những lĩnh vực khác.

Thứ ba, “Tôi nên làm gì trong thời buổi này?” Câu hỏi này yêu cầu bạn tìm hiểu về thị trường việc làm trong quá khứ, hiện tại và dự đoán trong tương lai. Việc này có thể thông qua sự tự tìm hiểu của bản than qua thông tin trên mạng, sách vở, báo chí, hoặc qua những kinh nghiệm của người lớn. Trong khoảng thời gian gần đây, ngành nghề nào đã phát triển, ngành nghề nào có triển vọng, đâu là ngành khan hiếm nhân lực, đâu là ngành có nhiều cơ hội du học,… Nếu bạn xác định được một ngành mà mình vừa yêu thích lại vừa có năng lực đảm đương nhưng Việt Nam lại chưa phát triển ngành này, hay thị trường Việt Nam lại có quá người người đi theo ngành giống bạn, vậy thì cơ hội việc làm sau này của bạn sẽ không được đảm bảo.

Trong ba yếu tố trên, hai yếu tố đầu tiên là “đam mê” và “khả năng” là thuộc về khía cạnh chủ quan của bạn, là điều mà bạn cần tìm kiếm. Trong khi yếu tố cuối cùng là “thị trường” mang tính khách quan, phụ thuộc vào xu hướng và nhu cầu của cộng đồng mà bạn đang sinh sống. Công việc sẽ thật hoàn hảo nếu chúng ta có thể duy trì cả ba yếu tố một cách cân bằng, nhưng trong thực tế có nhiều người không thể cân bằng cả ba yếu tố này. Có nhiều người yêu thích công việc làm giáo viên, cũng làm giáo viên rất giỏi, tuy vậy môi trường làm việc lại mang tính trọng thành tích, vậy nên người đó không thể phát huy tối đa khả năng của mình, hơn thế lại thường xuyên chịu áp lực thành tích, mức lương thấp. Có người khác lại chọn ngành nghề có triển vọng phát triển, cơ hội công việc tốt và chắc chắn, nhưng lại không phải ngành mà người đó đam mê. Mỗi người lại có những quan điểm riêng về việc đâu là yếu tố quan trọng nhất. Tôi sẽ không phán xét ai là người có lựa chọn khôn ngoan nhất cho con đường tương lai của mình, mà tôi mong rằng bạn có thể tự tìm ra đâu là điều quan trọng nhất đối với mình khi chọn lựa một ngành nghề. Bởi lựa chọn này có ảnh hưởng tương đối với cuộc sống sau này của bạn, mong rằng bạn có đủ sáng suốt và tự tin để tìm ra con đường tương lai cho mình!

Thân chào bạn!

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Van Ly

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com