0904030189

Làm sao để hai người vẫn có thể ở bên nhau sau những bất đồng?

Làm sao để hai người vẫn có thể ở bên nhau sau những bất đồng?

Hãy cố gắng tìm cách ứng xử thật phù hợp khi có mâu thuẫn xảy ra, để đến cuối cùng ta vẫn giữ được mối quan hệ đó, hai người vẫn có thể ở bên nhau sau những bất đồng.



Ta vẫn biết rằng, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi trong một mối quan hệ; thế nhưng, làm sao để vẫn có thể ở bên nhau sau những bất đồng lại là một câu hỏi khó. Thực tế, không phải ai cũng đủ khéo léo trong cách giải quyết mâu thuẫn để mâu thuẫn đó không bị đẩy đi quá xa, để lại nhiều hậu quả tiêu cực. Dưới đây là một số lưu ý khi giải quyết mâu thuẫn để sau những bất đồng, cuối cùng hai người vẫn có thể ở bên cạnh nhau.

1. Đừng hành xử như thể bạn và người ấy sắp cắt đứt mối quan hệ

Có những mối quan hệ, thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng; nhưng thực sự cả hai người vẫn rất cần nhau, vẫn muốn ở bên cạnh nhau. Thế nhưng, khi mâu thuẫn xảy ra, chúng ta lại hành xử với nhau như cách chẳng bao giờ gặp lại họ nữa, chẳng cần đến mối quan hệ này nữa thì chúng ta cứ mặc nhiên làm cho nhau tổn thương mà không còn nghĩ đến giới hạn của sự tức giận hay kiểm soát cảm xúc của mình. Thậm chí, ta còn cố tình dùng những lời lẽ, hành vi làm tổn thương người kia càng nhiều, càng sâu sắc lại càng thấy “hả dạ”.

Nhưng, sau những tổn thương như vậy, chúng ta rất khó để có thể hòa hợp, hàn gắn với nhau. Bởi thực tế, có những tổn thương đối phương gây ra trở thành nỗi ám ảnh ở chính người còn lại. Mặc dù muốn quên, muốn xóa bỏ hết tất cả mọi thứ, họ cũng chẳng thể nào vượt qua được nỗi ám ảnh của chính bản thân mình.

2. Bực tức đến mấy cũng tuyệt đối không dùng bạo lực

Nhiều người khi tức giận quá, không biết làm gì để thỏa mãn cơn bực tức, nên họ là thể hiện uy quyền của mình bằng việc sử dụng những hành vi bạo lực. Và rồi sau tất cả những việc đó, họ lại lấy lý do rằng vì không kiểm soát được cảm xúc của mình nên mới sử dụng hành vi bạo lực như vậy. Thế nhưng, hành vi bạo lực dù nhỏ hay lớn thì cũng có những tác động tiêu cực rất lớn đến đối phương – người hứng chịu bạo lực. Đó không chỉ là sự tổn thương về mặt thể chất, mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của họ nữa.

Chưa kể đến việc khi bạn sử dụng bạo lực, bạn sẽ không thể kiểm soát cơn giận của mình và ngay cả hậu quả của hành vi bạo lực đó bạn cũng chẳng thể nào kiểm soát được, có thể dẫn đến nhiều hệ quả đau lòng.

ở bên nhau sau những bất đồng

Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

3. Đừng đem chuyện cãi nhau kể lại cho người nhà

Có một điều mà ai cũng biết là bố mẹ luôn là người yêu thương con vô điều kiện, dù con có như thế nào thì họ cũng luôn cố gắng bênh vực, bảo vệ con mình. Chính vì vậy, khi bạn mang chuyện mâu thuẫn của mình kể cho người nhà, người nhà bạn sẽ có xu hướng bênh vực bạn và có những phán xét một chiều với người còn lại.

Thực tế, vấn đề gì xảy ra cũng đều có nguyên nhân của nó, đôi khi không phải là người trong cuộc thì không thể nào hiểu hết được hành động của đối phương. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi người nhà bạn chưa nhìn nhận thấu đáo vấn đề mà đã có những nhận xét không đúng về người khác, cũng như những mâu thuẫn đang tồn tại trong mối quan hệ của bạn. Thế nên, nếu bạn có thể giải quyết vấn đề của mình thì hãy cố gắng giải quyết nó, bởi càng nhiều người tham gia vào, mỗi người một ý kiến sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn nhiều hơn.

4. Không mang chuyện quá khứ xào đi xào lại

Nhiều người vẫn quan niệm rằng nếu không có quá khứ thì không thể nào có hiện tại và tương lai, và họ cho rằng việc gì đối phương đã làm sai thì phải nhắc đi, nhắc lại cho người kia nhớ và để họ không bao giờ dám lặp lại sai lầm đó nữa. Thế nhưng, họ lại không nghĩ được rằng chính điều đó khiến cho chính bản thân họ và mọi người xung quanh đều cảm thấy mệt mỏi. Vì quá khứ đã qua đi, chẳng thể quay lại để thay đổi điều gì nữa; nhưng lại không thể tập trung sống tốt cho cuộc sống hiện tại khi có một người cứ nhắc về những quá khứ không vui.

Sự bất lực vì những điều đã xảy ra trong quá khứ đó khiến cho tình cảm của hai người cứ thế xa cách dần, rạn nứt dần; đến một lúc nào đó họ sẽ không còn cảm thấy hạnh phúc khi ở bên nhau nữa.

5. “Chia tay, ly hôn, tạm biệt…” không phải là từ có thể tùy tiện nói

Một điều lạ là ở giới trẻ bây giờ là mỗi lần cãi nhau, giận hờn nhau chuyện gì đều “dọa nhau” chia tay; hay ở các cặp vợ chồng cũng vậy, có điều gì không hài lòng cũng lại dùng hai từ ly hôn để “dọa dẫm, thách thức” nhau; mặc dù trong lòng họ không mong muốn điều đó. Nhưng cũng không ít trường hợp các cặp đôi chia tay thật, ly hôn thật chỉ vì mỗi lần cãi nhau, giận dỗi nhau là lại đòi ly hôn, chia tay.

Bạn nên nhớ rằng, những từ như “chia tay”, “ly hôn” là những từ không thể tùy tiện nói ra. Bởi những từ đó có sức sát thương rất lớn, khiến người còn lại đau lòng, tổn thương, nghi ngờ về tình cảm, về mối quan hệ mình đang có.

Hãy cố gắng tìm cách ứng xử thật phù hợp khi có mâu thuẫn xảy ra, để đến cuối cùng mối quan hệ đó vẫn giữ được, hai người vẫn có thể ở bên nhau sau những bất đồng.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi tuvanannam

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com