Tác động của cảm xúc tiêu cực lên bạn và cách cải thiện chúng – Phần 2
Ai trong chúng ta cũng biết rằng, một ngày chúng ta trải qua vô vàn cảm xúc khác nhau: vui, buồn, giận dỗi, đáng yêu, hạnh phúc,… Tất cả những cảm xúc ấy được chia ra làm hai loại cảm xúc chính: cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Một điều chúng ta ít biết rằng, những cảm xúc đó không chỉ gây tác động và điều chỉnh hành vi ngay tại thời điểm đó mà chúng còn có sự ảnh hưởng tới những hệ quả lâu dài về sau nữa.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Những thói quen nếu không biết kiểm soát sẽ có hại
- Cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực
Trong bài viết phần 1, bạn đã thấy được những sự tác động khác nhau của cảm xúc tiêu cực và tích cực tới con người như thế nào, và chắc hẳn ai cũng đều muốn bản thân mình đạt được những sự hiệu quả nhất định. Vì vậy, trong phần tiếp theo này, tôi và bạn sẽ cùng nhau chỉ ra những phương án có thể giúp bạn đạt được những lợi ích hoạt động khi có sự tham gia của cảm xúc tích cực và tiêu cực.
1. Tỷ lệ thần kì trong mọi tương tác mối quan hệ
Đầu tiên, xin hãy nhớ một điểm cực kì quan trọng có thể giúp bạn xác định rõ ràng mối quan hệ tình cảm của mình là hãy để ý tới mức độ cảm xúc tích cực bạn có trong mối quan hệ và tần suất nó xuất hiện. Ví dụ như trong 1 tuần, bạn và người yêu cãi nhau chục lần nhưng chỉ có 1 lần ở bên nhau hòa thuận, có lẽ bạn cần xem xét lại mối quan hệ của mình. Nếu như tần suất xuất hiện sự tích cực trong cảm xúc nhiều hơn, đặc biệt là theo tỉ lệ 5/1, thì chúc mừng bạn, đây là một tỷ lệ thần kì trong chất lượng mối quan hệ, nó thể hiện rằng những cặp đôi này sẽ thường bền vững và hạnh phúc hơn
2. Hoạt động thể chất
Mặc dù, cảm xúc thể hiện những gì chúng ta cảm thấy ở bên trong, nó cũng là một khía cạnh chỉ bảo thấy sức khỏe tinh thần của chúng ta đang ở mức độ nào. Bạn biết đấy, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần luôn có sự liên hệ với nhau, tâm lý và sinh lý có tác động mạnh mẽ tới nhau. Bạn hãy thử hiểu rằng, khi đối mặt với một mối đe dọa hay tình huống nguy hiểm nào đó, ví dụ như bạn phát hiện ra bạn đời của mình ngoại tình chẳng hạn, trong bạn có thể xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, bạn cảm thấy tức giận, ghét bỏ, hận thù, ghen ghét; và tất cả những cảm xúc này chiếm lấy bạn, khiến bạn mất hứng thú trong hoạt động, bạn ngồi lì tại nhà, ăn rất nhiều đồ ngọt, bạn không thèm chăm sóc bản thân và sức khỏe của bạn dễ đoán là đi xuống. Và lúc ấy, tinh thần của bạn lại ngày càng tồi tệ, thậm chí, mỗi lần nhìn mình trong gương bạn còn thấy chán chường; bạn chuyển từ việc chán ghét người bạn đời kia thành ghét bỏ chính bản thân mình.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
Bạn thấy đấy, sự tác động xoay vòng của tâm lý và thể chất luôn diễn ra. Càng cảm thấy tồi tệ và có nhiều cảm xúc tiêu cực thì có thể lại càng làm ảnh hưởng xấu tới cơ thể bạn. Tuy nhiên thì có một số trường hợp đặc biệt như họ có cảm xúc tiêu cực như tức giận thì họ lại năng hoạt động hơn.
Dù vậy, điểm chính yếu là có thể bạn không có đủ cảm xúc tích cực để hoạt động một việc gì đấy, nhưng việc bạn hoạt động thể chất thì có thể đem lại cho bạn sự thoải mái, cũng như khoan khoái hơn cho cơ thể. Sự vận động có thể chưa khiến tinh thần trở nên tích cực hẳn nhưng nó có thể khiến bạn tạm ngưng những suy nghĩ không mấy tích cực và tập trung vào những gì bạn đang làm, từ đó khỏe mạnh hơn.
3. Thư giãn
Một số bài tập thư giãn có thể tốt cho bạn tại thời điểm bạn có những cảm xúc tiêu cực chèn ép mình. Có rất nhiều bài tập thư giãn bạn có thể tìm đến, những bài tập thở, những bài tập thư giãn từng bộ phận hay những bài tập thư giãn cả cơ thể. Việc bạn nghe những bài nhạc nhẹ, du dương cũng là một biện pháp mà bạn có thể tận dụng. Uống một cốc sữa nóng trước giờ đi ngủ, đi massage toàn thân, xông một vài giọt tinh dầu trong phòng cũng có thể đem lại khoảng thời gian thư thái. Nếu như ở phía trên, bạn có thể tìm những bài tập vận động như yoga, bơi, đi bộ, chạy ngắn,… thì ở đây bạn có thể tận hưởng những thứ bạn yêu thích nhưng không có dịp để đem lại những phút giây thư giãn nhất cho chính mình.
4. Chia sẻ
Việc chịu đựng những cảm xúc tiêu cực một mình và cố gắng vượt qua nó thật không dễ dàng chút nào, nó có thể khiến bạn nản chí, mệt mỏi và muốn bỏ cuộc nếu như những cảm xúc đó quá tải. Việc lựa chọn chia sẻ vấn đề mình gặp phải với một người/một nhóm người tin tưởng và cảm thấy an toàn là một cách mang lại nhiều ích lợi. Những người đó có thể ngồi lại lắng nghe những điều khiến bạn khó xử, họ có thể động viên bạn, nhiều người còn có thể làm những trò hài hước chọc bạn cười, một số người thì chỉ yên lặng ngồi bên bạn và cùng bạn trải qua từng phút từng phút một. Cho đến khi, bạn thở phào và thốt lên rằng bạn đã vượt qua được, một trong số họ cũng sẽ chờ bạn tự tái tạo mình lại. Bạn thân mến, nếu như trong số những người bạn quen biết, có một ai khiến bạn tin tưởng, một ai có thể để lại cho bạn cảm giác an bình khi ở bên, hãy cân nhắc tới việc chia sẻ cảm xúc của mình với họ. Một lúc nào đó, khi mọi việc đã qua, bạn sẽ trải nghiệm được những cảm xúc tích cực.
* Có người đã từng nói, những trải nghiệm không mang lại ý nghĩa trừ khi bạn dán những cảm xúc vào ý nghĩa cho nó. Những khoảnh khắc bạn vui vẻ hạnh phúc cũng là những trải nghiệm bạn thấy thoải mái, yên vui; những trải nghiệm buồn bã cũng là khi bạn dán cảm xúc tiêu cực vào trong đó. Tôi mong rằng, với những sự chia sẻ trên qua cả hai phần, bạn và tôi sẽ cùng nhau cải thiện được những vấn đề của bản thân và tìm ra được nhiều những khoảng khắc đáng có trong cuộc đời.
Một ngày bình yên và tốt lành dành cho bạn!
Bài viết liên quan: