0904030189

Vì sao nhiều em khủng hoảng khi lên cấp 3?

Vì sao nhiều em khủng hoảng khi lên cấp 3?

Vì sao nhiều em khủng hoảng khi lên cấp 3? Với những bạn năng động, cởi mở, hướng ngoại thì khả năng dễ thích nghi hơn so với những bạn sống nội tâm, ngại giao tiếp. Từ chỗ cảm thấy ngại giao tiếp, các bạn sẽ trở nên thụ động, sợ hãi, và có cảm giác như mình bị cô lập; sinh ra tâm lý ngại tới lớp.



Lời chia sẻ

Con người ta ở mỗi giai đoạn khác nhau đều có những vấn đề, những khủng hoảng khác nhau cần phải đối mặt. Đôi khi với cùng một vấn đề, có những người có thể vượt qua một cách dễ dàng; nhưng có những người lại cảm thấy khó khăn. Bước lên cấp 3 là một bước ngoặt, và có những người vượt qua được, nhưng có những người lại chới với, thất bại.

1. Thay đổi môi trường học tập

Ở những lớp trước, chúng ta thường được học với nhiều bạn quen biết hơn, bởi trường ở gần, có nhiều bạn mình hay chơi chung từ nhỏ. Nhưng từ khi lên cấp 3, trường học có thể ở xa nhà hơn, các bạn trong lớp có thể đến từ nhiều nơi khác nhau nên khiến nhiều em cảm thấy xa lạ, khó thích nghi.

Với những bạn năng động, cởi mở, hướng ngoại thì khả năng dễ thích nghi hơn so với những bạn sống nội tâm, ngại giao tiếp. Từ chỗ cảm thấy ngại giao tiếp, các bạn sẽ trở nên thụ động, sợ hãi, và có cảm giác như mình bị cô lập; sinh ra tâm lý ngại tới lớp.

2. Thay đổi chương trình học

Hình thức học ở cấp một, cấp hai khác hơn nhiều so với khi các em lên cấp 3. Ở các lớp trước, có thể các em đi học thêm ít hơn, và học các môn “bình đẳng” với nhau nên chưa thấy nhiều áp lực. Khi lên cấp ba, các em càng đến gần hơn với con đường thành công của mình trong tương lai, cho nên phần lớn các em đều học “lệch” theo các môn khối tự nhiên, khối xã hội hay các khối năng khiếu khác. Một số bạn có thể được đi theo khối học mà mình yêu thích, thuộc thế mạnh và năng lực của mình; nhưng cũng có nhiều bạn theo định hướng của bố mẹ nên cảm thấy không thoải mái. Cũng có thể khi xác định khối lớp, các em sẽ cảm nhận rõ hơn về trách nhiệm cũng như những khó khăn cần vượt qua trong tương lai, kết hợp với việc đi học thêm quá nhiều nên các em cảm thấy áp lực, nặng nề.

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

3. Có những rung động trong tình cảm

Tuổi 15, 18 là đang trong giai đoạn của quá trình dậy thì, các em bắt đầu có những rung cảm mạnh mẽ trong tình cảm lứa đôi. Chúng ta đều biết rằng, chuyện tình cảm nam nữ mang lại cho ta cảm giác được yêu thương, quan tâm, chăm sóc, cảm giác hạnh phúc; nhưng mối quan hệ đó cũng tồn tại nhiều điều rắc rối ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mỗi người. Ở tuổi này, các em chưa được trang bị nhiều về các kiến thức tình yêu, tình dục nên có nhiều nguy cơ, rủi ro.

Có nhiều em bị bố mẹ cấm cản, không cho phép con có tình cảm nam nữ khi còn đang đi học, nhưng lại không có cách nói chuyện, khuyên răn phù hợp nên ở con xuất hiện tâm lý bất mãn, chống đối, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ với bố mẹ cũng như cuộc sống, kết quả học tập. Có những bạn dù bố mẹ không cấm cản, nhưng lại không biết trang bị kiến thức cho con cho nên nhiều bạn lao vào tình yêu mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của mình là học tập; và vì không được trang bị cách ứng xử phù hợp với những tình huống xảy ra trong tình yêu nên dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực như: có thai ngoài ý muốn, bạo lực học đường.

4. Nổi loạn về mặt tính cách

Ở tuổi này, các em chưa thật sự là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con nữa. Tuy nhiên, hầu hết các em vẫn muốn nổi loạn, muốn khẳng định cái tôi của mình, muốn được là người lớn. Nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa có cách ứng xử phù hợp nên vẫn bác bỏ ý kiến của con, không cho con được tự quyết định vấn đề của mình. Chính vì vậy, có nhiều bạn trẻ tìm mọi cách để khẳng định mình, không phải là ở kết quả học tập, không phải là cách giao tiếp với người khác; mà chứng minh bằng cách uống rượu, bia,bao lực.

Để con không bị khủng hoảng khi bước vào cấp ba, bạn hãy tìm hiểu về tâm lý của con ở độ tuổi này, lường trước những tình huống có thể xảy ra ở một môi trường mới để chuẩn bị cho con một tâm thế tốt nhất. Bên cạnh đó bạn cũng nên gần gũi và chia sẻ với con nhiều hơn để con không đơn độc trong quá trình thích nghi.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi tuvanannam

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com