0904030189

Cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực

Cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực

Trong cuộc sống cũng như trong công việc không phải lúc nào cũng yên bình, thuận lợi mà luôn có những khó khăn, thử thách mà mỗi người cần phải vượt qua để chạm tay tới thành công. Do vậy, ngoài việc tăng cường rèn luyện các kĩ năng về chuyên môn, con người cũng cần quan tâm đúng mức tới vấn đề cảm xúc, đặc biệt là việc đối phó với các cảm xúc tiêu cực.



Trong cuộc sống cũng như trong công việc không phải lúc nào cũng yên bình, thuận lợi mà luôn có những khó khăn, thử thách mà mỗi người cần phải vượt qua để chạm tay tới thành công. Do vậy, ngoài việc tăng cường rèn luyện các kĩ năng về chuyên môn, con người cũng cần quan tâm đúng mức tới vấn đề cảm xúc, đặc biệt là việc đối phó với các cảm xúc tiêu cực. Dưới đây là một số cảm xúc tiêu cực và cách giải quyết:

1. Đối phó với thất vọng/cáu gắt

Bạn cần dừng mọi việc đang làm để kiềm chế sự cáu gắt, giận dữ với mọi người xung quanh, để có khoảng thời gian lấy lại bình tĩnh. Hãy dùng lý trí của mình, đứng ở vị trí khách quan để đánh giá lại sự việc và tìm những mặt tích cực trong hoàn cảnh đó, tìm cách giải quyết vấn đề, thay vì “bới móc” ra những sai sót, khuyết điểm vì những việc đó đã xảy ra rồi, không thay đổi được.

2. Đối phó với lo lắng/căng thẳng

Đừng bọc quanh mình bằng lo lắng, như tránh xa những người cũng đang cùng tâm trạng với mình, tránh bị lây lan tâm lý. Không bàn luận quá nhiều về vấn đề đó mà phân tâm tới chuyện khác, để đầu óc thoải mái, sáng suốt hơn. Tập hít thở sâu, tập yoga hay một số động tác tay chân để lưu thông mạch máu, cơ thể hấp thu nhiều khí oxi cũng sẽ giúp cơ thể bớt đi sự căng thẳng. Sau đó hãy tập trung cải thiện tình hình, không nghĩ về nguyên nhân hay kết quả của nó nữa mà là giải quyết vấn đề hiện tại.

cảm xúc tiêu cực

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

3. Đối phó với tức giận/làm sự việc trở nên nghiêm trọng

Cũng giống như cáu gắt nhưng tức giận có mức độ tiêu cực lớn hơn. Bạn cần ngưng mọi việc đang làm nếu bắt đầu tức giận, tim đập nhanh hơn, lời nói gấp, nhấn mạnh hơn bình thường. Trước khi nói một điều gì, thậm chí là dùng hành động, bạn hãy tưởng tượng ra chính mình khi đang giận dữ. Nếu bạn làm như vậy thì hình ảnh của bạn sẽ xấu như thế nào, mối quan hệ của bạn với đối phương sẽ ra sao và với lời nói hay hành động đó thì có giúp ích cho vấn đề của bạn thực sự hay không? Bạn cũng có thể dùng cách đếm từ 1 đến 30, đếm như vậy vừa khiến bạn bị phân tán cảm xúc vừa giúp bạn có thời gian định hình lại cảm xúc, vấn đề. Sau số 30, bạn có thể hành động theo suy nghĩ của mình.

4. Đối phó với người không thích

Trong cuộc sống hay công việc thì không phải lúc nào bạn cũng có thể hòa hợp với tất cả mọi người. Khi đó, bạn cần có thái độ tôn trọng họ bằng cách nghĩ rằng dù có những điểm mình không thích nhưng ai cũng có điểm tốt, điểm xấu, chỉ là mình đứng ở vị trí nào để nhìn nhận họ thôi. Ngoài ra, bạn cần tập trung vào công việc hơn thay vì nhìn ngắm, để ý tới mọi người xung quanh. Khi ở cùng một tổ chức thì ai cũng cần hướng đến mục tiêu là thành quả công việc nên biết đâu đó sẽ là điểm chung giữa hai người.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi Lan Lan

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com