Ứng phó trong trường hợp được tiết lộ trẻ bị xâm hại tình dục
Xâm hại tình dục là một câu chuyện không hề dễ dàng để bất cứ một ai đó sẻ chia, chính vì vậy đây là một thông tin rất nhạy cảm đối với bất kì trẻ nào. Chính vì vậy cũng cần người trợ giúp tâm lý cho trẻ em bị xâm hại cần hết sức tinh tế và nhạy cảm với cách ứng xử khi được lắng nghe trẻ tiết lộ về sự xâm hại của mình. Bài viết dưới đây mang tính chất hướng dẫn cách bạn ứng phó với tình huống mà trẻ tiết lộ việc bị xâm hại.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Cách phòng chống xâm hại ở trẻ em
- Bạn đã biết gì về quấy rối tình dục?
Xâm hại tình dục là một câu chuyện không hề dễ dàng để bất cứ một ai đó sẻ chia, chính vì vậy đây là một thông tin rất nhạy cảm đối với bất kì trẻ nào. Chính vì vậy cũng cần người trợ giúp tâm lý cho trẻ em bị xâm hại cần hết sức tinh tế và nhạy cảm với cách ứng xử khi được lắng nghe trẻ tiết lộ về sự xâm hại của mình. Bài viết dưới đây mang tính chất hướng dẫn cách bạn ứng phó với tình huống mà trẻ tiết lộ việc bị xâm hại.
1. Chuẩn bị trước các mối liên hệ với các bên liên quan
Khi bạn đã có kế hoạch làm việc với các đối tượng bị xâm hại, điều đầu tiên bạn cần có là biết về một số các tổ chức liên quan có trợ giúp cho trẻ em bị xâm hại. Trong những tình huống trẻ bị xâm hại vượt quá khả năng trợ giúp của bạn, việc đầu tiên bạn có thể làm là kết nối các em tới các tổ chức liên qua có thể bảo vệ an toàn cho trẻ và trợ giúp về mặt sức khoẻ tinh thần cho trẻ. Có thể là các tổ chức bảo vệ trẻ em tại địa phương hoặc bất cứ đâu mà bạn biết bao gồm các tổ chức phi chính phủ và chính quyền sở tại. Tất cả những sự tiết lộ của trẻ phải được thông báo ngay lập tức. Bạn có thể gọi tới một số tổ chức như cục bảo vệ trẻ em thông qua đường dây nóng 111, hay đường dây nóng 18001567 chuyên hõ trợ cho trẻ em dưới 15 tuổi.
2. Trong khi trẻ chia sẻ với bạn về câu chuyện xâm hại
Nếu trẻ chia sẻ với bạn về việc bị xâm hại bạn hãy cẩn trong khi có mặt những người khác, hãy bảo vệ sự riêng tư của trẻ. Bạn có thể chia sẻ với trẻ như sau:
- Bạn nói với trẻ là bạn đã lắng nghe trẻ và không để trẻ tiếp tục thổ lộ thêm,
- Thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ và cho trẻ biết rằng trẻ có thể nói chuyện với bạn sau,
- Sau đó bạn lặng lẽ thu xếp gặp riêng trẻ càng sớm càng tốt.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
3. Nếu trẻ bắt đầu tiết lộ với bạn
- Bạn hãy chú ý lắng nghe và cư xử với trẻ một cách nghiêm túc.
- Động viên trẻ rằng, trẻ đã làm đúng khi em chia sẻ thông tin và em không phải chịu bất kì trách nhiệm nào, cũng như không bao giờ có lỗi trong trường hợp này.
- Giải thích rằng, bạn cần phải chia sẻ thông tin với người có trách nhiệm để đảm bảo an toàn cho trẻ (không hứa giữ thông tin này bí mật)
- Đừng trở thành nhà điều tra – trừ phi bạn là cán bộ xã hội hay cảnh sát vì bạn không có vai trò điều tra.
- Có thể đặt câu hỏi nhưng không được đặt câu hỏi dẫn dắt ví dụ câu hỏi mà gợi ú hay khuyến khích một câu trả lời cụ thể.
- Báo cáo bằng văn bản về những gì bạn nghe được, ngay lập tức sau khi trao đổi với trẻ. Điều quan trọng là không được làm ngay trước mặt trẻ, để tránh làm trẻ bối rối, lo lắng hay có cảm giác tội lỗi, không nên để trẻ nghe trao đổi về những điều trẻ tiết lộ.
- Xử lý đối với sự tiết lộ của trẻ một cách nghiêm túc, bí mật và kịp thời để tránh nguy cơ cho trẻ. Chỉ chia sẻ thông tin với người có chuyên môn phù hợp.
- Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của bản thân bạn, nhưng cũng tránh một mình đưa ra quyết định về tình huống xảy ra.
- Ghi chép lại mọi thông tin về những nguy cơ trực tiếp đối với trẻ như ở cùng nhà hay ở gần với đối tượng có thể là kẻ xâm hại.
- Từ thông tin được chia sẻ, lưu ý đến các trẻ khác cũng có thể gặp nguy cơ.
- Việc cấp thiết là phải chia sẻ thông tin với những người có chuyên môn để trợ giúp cho trẻ. Một số cơ quan khác (ý tế, cảnh sát, cơ sở nuooid ưỡng, các dịch vụ từ thiện xã hội) có thể đã có thông tin về sự an toàn của trẻ. Cùng với sự tiết lộ của trẻ, thông tin này có thể cho thấy những quan ngại sâu sắc về sự an toàn của trẻ em đó. Nếu thông tin không được chia sẻ với người có chuyên môn liên quan, trẻ có thể tiếp tục ở trong môi trường không an toàn và có thể chịu hậu quả nghiêm trọng hơn.
- Luôn ghi nhớ an toàn của trẻ là sự quan tâm cao nhất.
Môi trường hợp cần được giải quyết theo cách thức tương xứng, xem xét toàn bộ bối cảnh, có sự tư vấn và trợ giúp của chuyên gia. Nếu nghi ngờ có thể trẻ bị xâm hại thì sự an toàn của trẻ phải được đặt lên hàng đầu, phải cẩn thận để không đẩy trẻ vào tình trạng nguy hiểm hơn.
Bài viết trích từ tài liệu hướng dẫn phòng ngừa xâm hại tình dục/hướng dẫn tập huấn cho trẻ em và người chưa thành niên/Dự án tuổi thơ là một sáng kiến của chính phủ úc, nhằm bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại tình dục trong hoạt động du lịch, tại Camphuchia, Làm, Việt Nam và Thái Lan (năm 2011-2014)
Bài viết liên quan: