0904030189

Mách cha mẹ cách ứng xử với con tuổi lên 3

Mách cha mẹ cách ứng xử với con tuổi lên 3

Bố mẹ không nên để cho con ở nhà quá nhiều, hoặc ngăn cấm con khám phá mọi thứ vì cho rằng ở độ tuổi của con không thể hiểu được. Như vậy, sẽ vô tình làm “thui chột” mong muốn, khả năng tìm tòi, khám phá của con trong tương lai. Làm sao để có cách ứng xử phù hợp với con 3 tuổi? chúng ta cùng theo dõi bài viết sau.



Lời chia sẻ

Tuổi lên 3 là dấu mốc quan trọng trong quá trình lớn lên của con người, chứa nhiều khủng hoảng mà đứa trẻ bắt buộc phải vượt qua để có thể phát triển tốt ở giai đoạn về sau. Muốn vượt qua được khủng hoảng này, đòi hỏi trẻ cần có người đồng hành; Người có thể đồng hành cùng con ở đây không ai khác là bố mẹ. Vậy, bố mẹ nên đồng hành cùng con với cách ứng xử như thế nào?

1. Làm gương cho con

Trẻ ở tuổi lên 3 có xu hướng thích bắt chước mọi hành động, lời nói của người lớn, và những người xung quanh có tiếp xúc nhiều với trẻ.

Bố mẹ là người gần gũi, tiếp xúc và có ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi, suy nghĩ, lời nói của con. Vậy nên, muốn giáo dục con trở thành một người có lời nói phù hợp, hành vi chuẩn mực và đối xử với mọi người xung quanh như cách mình mong muốn. Trước hết, bố mẹ phải là người luôn gương mẫu trong chính hành động và lời nói của mình.

Cùng với đó, bố mẹ cũng cần để ý đến môi trường tiếp xúc, cách ứng xử của bé như ông bà, anh chị, bạn bè. Bởi đây cũng đều là những người có sự ảnh hưởng nhất định đối với con. Vì vậy, con cũng rất dễ học hỏi thói quen tốt hoặc xấu của những người này.

2. Để cho con tự do khám phá

Bố mẹ nên để cho con tìm hiểu về mọi thứ xung quanh và khuyến khích con tìm hiểu những điều bổ ích trong cuộc sống. Bố mẹ có thể tìm và cho con xem các chương trình phù hợp và nhất là cho con ra ngoài, đến những nơi để con có thể tiếp xúc và học hỏi thực tế.

Đồng thời, nếu bố mẹ cảm thấy có những điều gì chưa phù hợp với độ tuổi của con nên hiểu, nên biết thì cũng nên chia sẻ cùng con. Việc chia sẻ ở đây làm sao cho con nhận thức được tác hại của những việc đó; và biết được là đến tuổi nào thì con sẽ được tự do tiếp xúc, tìm hiểu những vấn đề đó; Tránh việc con cảm thấy bố mẹ quá nguyên tắc, bảo thủ.

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên để cho con ở nhà quá nhiều, hoặc ngăn cấm con khám phá mọi thứ vì cho rằng ở độ tuổi của con không thể hiểu được. Như vậy, sẽ vô tình làm thui chột mong muốn, khả năng tìm tòi, khám phá của con trong tương lai.

3. Để cho con tự làm một số việc

Ở tuổi này trẻ bắt đầu muốn tự lập, muốn làm người lớn nên việc gì cũng muốn làm, việc gì cũng tranh làm. Là bố mẹ, chúng ta không nên quát mắng con bằng những từ như “Ngồi yên”, “bỏ xuống”, “tránh ra”.

Những việc con làm có thể không tốt: quét nhà thì bẩn hơn lúc chưa quét, tự đánh răng rửa mặt làm nước bắn tung tóe ra sàn, nghịch đủ thứ mà vẫn không làm xong; nhặt rau muống đôi khi không còn cái lá nào. Nhưng do con mới bắt đầu học hỏi mọi thứ nên làm chưa đến nơi đến chốn, bố mẹ hãy tìm cách khuyến khích sự tự lập ở con. Con làm rồi có thể mình làm lại, có thể vất vả hơn khi không có con giúp, nhưng như vậy mới là tốt đối với con.

Việc gì quá sức với con thì nên nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu, tránh việc nó thắc mắc tại sao bố mẹ không cho làm trong khi nó nghĩ rằng nó vẫn có thể làm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự tự tin, khả năng độc lập của con sau này.

4. Ứng xử đúng mực khi con hờn dỗi

Trẻ lên 3 thường hay hờn dỗi với tất cả mọi việc, mọi người. Đôi khi ta có cảm giác như nó có thể luôn sẵn sàng hờn cả thế giới luôn vậy. Nhưng độ tuổi của con là vậy, khi qua độ tuổi này cách ứng xử của con sẽ khác; nghĩ lại ngày xưa mình cũng có khoảng thời gian như thế mà.

Nhưng mà ứng xử với con như thế nào mới hợp lý?

Khi con hờn dỗi, nếu những nhu cầu của con không phù hợp thì ta không nên đáp ứng nhu cầu của con ngay. Bởi nếu mọi nhu cầu của con đều được đáp ứng, kể cả những nhu cầu của con là vô lý sẽ hình thành ở con tính tự mãn, luôn đòi hỏi mọi người phải xoay xung quanh mình, yêu thương, chăm sóc, đáp ứng tất cả mọi điều mình muốn.

Nhưng chúng ta cũng không nên bỏ mặc cho con hờn dỗi quá lâu. Bởi như vậy sẽ khiến cho con không cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ những người mình yêu thương. Lâu dần trẻ sẽ lạnh lùng, xa cách với bố mẹ; ít chia sẻ, tâm sự mọi vấn đề xảy ra xung quanh cuộc sống của mình bởi cho rằng mọi người chẳng quan tâm, chẳng để ý, chẳng lo lắng việc nó sẽ như thế nào.

Tuy nhiên, không phải không có cách, trẻ ở độ tuổi này có một đặc điểm là dễ giận nhưng cũng dễ quên. Chính vì vậy, bố mẹ hãy bình tĩnh, nhẹ nhàng hướng trẻ sang một đồ chơi yêu thích khác, hoặc đề nghị trẻ cùng làm một việc thú vị nào đó để trẻ quên đi những đòi hỏi không hợp lý và những khó chịu mình vừa trải qua; để sẵn sàng bắt tay vào một công việc mới.

Để nuôi dạy con, quá nghiêm khắc, quá lạnh lùng cũng không tốt; mà yêu thương, quan tâm nhiều quá cũng không tốt. Vậy nên, đòi hỏi bố mẹ phải biết cân bằng cả hai để có cách ứng xử phù hợp nhất với con.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi tuvanannam

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com