Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên
Trầm cảm là một bệnh tâm thần rất phổ biến chiếm khoảng 6% dân số. Trầm cảm có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào. Trong đó trầm cảm ở thanh thiếu niên có phần khác so với người lớn, biểu hiện của thanh thiếu niên sẽ có phần kích động, hung hăng khác với từ “trầm cảm” mà chúng ta hiểu. Nhiều khi trầm cảm ở thanh thiếu niên dễ bị đánh đồng với rối loạn cảm xúc, hành vi ở thanh thiếu niên.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Sống chung với trầm cảm 4 năm
- Nên làm gì khi biết mình bị trầm cảm?
Trầm cảm là một bệnh tâm thần rất phổ biến chiếm khoảng 6% dân số. Trầm cảm có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào. Trong đó trầm cảm ở thanh thiếu niên có phần khác so với người lớn, biểu hiện của thanh thiếu niên sẽ có phần kích động, hung hăng khác với từ “trầm cảm” mà chúng ta hiểu. Nhiều khi trầm cảm ở thanh thiếu niên dễ bị đánh đồng với rối loạn cảm xúc, hành vi ở thanh thiếu niên.
Theo các bác sĩ tâm thần học “rối loạn trầm cảm là trạng thái giảm khí sắc, giảm mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng hoạt động. Trong rối loạn trầm cảm điển hình bệnh nhân có biểu hiện ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần: Khí sắc buồn rầu, ủ rũ, giảm mọi quan tâm và thích thú, cảm giác thấy tương lai ảm đạm, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ. Ở các thể nặng có thể có hoang tưởng bị tội, có ý tưởng và hành vi tự sát”. Như nói ở trên, trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên lại có phần khác biệt so với những triệu chứng được nêu ở trên. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên.
1. Những điểm không đúng khi nói về trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên
- Trầm cảm là một dấu hiệu của sự yếu đuối, không trầm cảm là một bệnh, không phải đơn thuần chỉ là một dấu hiệu của sự yếu đuối.
- Dấu hiệu cảnh báo trầm cảm chỉ là tâm trạng bình thường của tuổi vị thành niên, những nhận thức sai lầm này có thể dẫn tới cách xử lý và giúp đỡ người trầm cảm không hiệu quả.
- Nếu một người trẻ tuổi bị trầm cảm, không đời nào họ tự sát, chính suy nghĩ này đã khiến căn bệnh trầm cảm trở nên nguy hiểm hơn, làm mất cơ hội để giúp đỡ người trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên.
- Nói về trầm cảm hoặc tự tử chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn, chúng ta (những người trầm cảm – hoặc những người chăm sóc cho người trầm cảm) càng sai lầm hơn khi né tránh câu chuyện ai đó trầm cảm, hoặc cho rằng chuyện tư tử là một điều tồi tệ, không nên hoặc không nhắc tới là một sai lầm, càng đẩy người có ý nghĩ tự tử cảm thấy nặng nề hơn. Có nhiều người có ý nghĩ tự sát nhưng không dám chia sẻ với ai và chẳng ai biết tới để giúp đỡ họ. Những người chăm sóc thì nhìn nhận việc tự sát là một điều ngu ngốc và một cái không nên, không bao giờ được nhắc, chính vì vậy họ không thể nói chuyện với người trầm cảm để đồng hành cùng họ được.
- Những người trẻ tuổi không có gì để chán nản, có nhiều người cho rằng lứa tuổi trẻ này không có gì để đáng buồn, cuộc sống đang tươi đẹp được chăm sóc, được nuôi dưỡng có gì để buồn đó là một cách suy nghĩ sai lầm.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
2. Các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên
Ngoài các dấu hiệu trầm cảm cũng có như ở người lớn, trẻ em và thanh thiếu niên còn có các biểu hiện như sự tức giận và kích thích hơn người lớn. Một hoặc hai dấu hiệu trầm cảm sau đây có thể chỉ là một phần trong thời kì phát triển của trẻ.
- Tâm trạng chán nản, buồn bã
- Kích động và có thể xâm kích tới người khác
- Thường xuyên khóc hoặc rất dễ khóc
- Thiếu tập trung và quan tâm tới công việc ở trường và có thể không muốn đi học
- Cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng mọi lúc
- Không thể ngồi yên
- Thiếu sự quan tâm tới các hoạt động xung quanh và đi chơi với bạn bè
- Không thể ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường trong độ tuổi
- Ngồi ở một nơi trong một thời gian dài, di chuyển, trả lời và nói rất chậm
- Thu mình khỏi các liên hệ xã hội
- Mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn nhiều hơn dẫn đến giảm cân hoặc tăng cân
- Có cảm giác căng cơ và đau đầu
- Có những phàn nàn về thể chất nhưng không giải thích được, đặc biệt là đau bụng
3. Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên thường ẩn khó nhận biết
Những người trẻ tuổi có thể không nhận ra vấn đề của họ là trầm cảm, hoặc họ cảm thấy rất khó để nói hay diễn tả về nó. Thường những cảm giác đi kèm với trầm cảm thường rất mạnh mẽ, họ không nói với ai khác bởi vì họ cảm thấy không tốt hoặc họ sợ mình sẽ phát điên. Nếu các bậc cha mẹ nhận thấy những triệu chứng này bạn hãy hỏi con của mình về nó.
Trầm cảm ở thanh thiếu niên thường bị che khuất bởi sự giận dữ và hung hăng, thowfng là vì họ không thể hoặc không cảm thấy thoải mái khi thể hiện nỗi buồn và tuyệt vọng. Sự tức giận này thường bị nhần lẫn với sự nổi loạn của tuổi thiếu niên. Trẻ nhỏ ó khuynh hướng cách ly bản thân khi chúng cảm thấy chán nản, vì vậy chúng có thể xuất hiện im lặng và nhát vào những thời điểm này.
4. Một số các liệu pháp để những người chăm sóc có thể trợ giúp cho người trầm cảm
Trò chuyện: Lắng nghe, trò chuyện cùng người trầm cảm là một điều góp phần phục hồi rất tốt. Nhiều khi đó là sự lắng nghe những phàn nàn, đồng thời là sự soi sáng giúp họ nhận ra những cách nhìn nhận tiêu cực ở phía họ. Đồng thời ở phía những người trầm cảm họ thường có những cảm xúc tiêu cực như đổi lỗi cho bản thân, hoặc cho rằng mình là người vô dụng khi chúng ta lắng nghe và thấu hiểu cho những nguồn gốc sâu xa dẫn tới tình trạng hiện tại của họ. Điều đó cũng là một phần giúp họ được vơi nhẹ nỗi lòng.
Đồng hành cùng họ trong các hoạt động thể chất: những người trầm cảm họ thường có xu hướng thu mình, mất năng lượng và mệt mỏi trong mọi hoạt động, nếu không có một người đồng hành cùng họ, họ sẽ cảm giác thấy thật khó khăn trong việc phải dậy lúc mấy giờ, phải có một buổi chạy bộ. Khi có người bên cạnh thúc đẩy, nhắc nhở sẽ giúp họ thực hiện nó đầy đủ và kiên trì hơn.
Bài viết liên quan: