0904030189

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ dưới 3 tháng tuổi

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ dưới 3 tháng tuổi

Thời kì phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời rất kì diệu. Đặc biệt, trong 1-3 tháng đầu đời, những sự thay đổi của trẻ là rất rõ ràng, trẻ vừa mới được thay đổi từ môi trường nước trong bụng mẹ tới môi trường khô ráo và khác lạ hơn bên ngoài. Việc cung cấp chất dinh dưỡng cũng rất khác biệt, trẻ sẽ không còn được truyền chất dinh dưỡng qua dây rốn từ mẹ nữa mà sẽ được cha mẹ chăm sóc ăn ngủ cho mình. Chính vì thế cũng cần có một số lưu ý trong việc chăm sóc trẻ dưới 3 tháng tuổi để cha mẹ không nhầm lẫn những vấn đề thường gặp.



Trẻ em trong 1 tháng đầu phát triển kích thước rất nhanh chóng, cả về chiều dài lẫn cân nặng, vòng đầu, chân tay,… Các tổ chức sắp xếp cơ quan trong cơ thể cũng dần dần được ổn định và phát triển. Nhiều cha mẹ trong giai đoạn này luôn muốn con cái có thể tăng trưởng các chỉ số về sức khỏe thật tốt nên rất đốc thúc trong việc chăm sóc ăn ngủ cho con. Thực tế là, khi chăm sóc trẻ dưới 3 tháng tuổi, chúng ta cũng cần có những hiểu biết nhất định để không cường điệu hóa mọi thứ và nhầm lẫn một số vấn đề rất thường gặp.

Trẻ dưới 3 tháng tuổi rất cần ngủ, mỗi ngày có thể ngủ tới 15-16h, được chia ra ngủ cả ngày lẫn đêm, nhiều lần một ngày có trẻ ngủ một mạch gần chục tiếng đồng hồ, cũng có trẻ ngủ một vài tiếng đã thức giấc. Những khi trẻ thức dậy như vậy có thể do nguyên nhân trẻ đói, trẻ khó chịu ở đâu đó trong cơ thể: đau ở bụng hay khó chịu do nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh,… Trẻ sơ sinh chưa có một lịch trình đồng hồ sinh học nào hoàn thiện nên sẽ có những đứa trẻ giờ giấc ngủ khác nhau.

Hơn nữa, về cơ quan tiêu hóa của trẻ lúc này còn rất non yếu, chưa hoàn thiện, chưa được sắp đặt các vị trí nên rất dễ xảy ra trường hợp xoắn tràng ruột ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Điều này diễn ra rất tự nhiên ở trẻ khi sự kết dính thành ruột chưa được chặt chẽ và sự sắp đặt các cơ thể còn lộn xộn, đặc biệt, ở những trẻ hiếu động, việc này có thể hay xảy ra hơn. Bởi lẽ, khi trẻ hoạt động cơ thể, các cơ quan bên trong cũng ảnh hưởng chuyển động theo, dễ xảy đến việc xoắn dây ruột lại với nhau gây khó chịu, đau đớn và gào khóc ở trẻ.

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Một số bà mẹ do mong muốn con lớn nhanh, phát triển tốt nên hay cho con ăn, ngủ theo giờ mà cha mẹ nghĩ rằng tốt cho con. Có những cha mẹ vì sợ con đói mà cứ đến giờ định nâng con dậy, cho con ăn, kể cả khi đứa trẻ còn đang ngủ cũng đánh thức dậy. Điều này không hợp lí trong việc chăm sóc trẻ dưới 3 tháng tuổi bởi trẻ giai đoạn này rất cần giấc ngủ để có thể hồi phục thể trạng cũng như sắp đặt các cơ quan trong cơ thể để ổn định. Vì thế, cha mẹ không nên ép con ngủ theo giờ giấc của cha mẹ mà hãy quan sát nhu cầu đòi ngủ của con, nếu như thấy con buồn ngủ, cha mẹ có thể vỗ về, đu đưa để con ngủ. Điều đó sẽ giúp con vào giấc dễ dàng hơn, ngủ sâu hơn. Không nên đánh thức con khi ngủ để cho con ăn hay làm việc gì đó, điều này có thể khiến trẻ khó chịu, giật mình khóc thét và cơ thể thì không có đủ thời giờ để phục hồi.

Việc cho ăn khi chăm sóc trẻ dưới 3 tháng tuổi cũng cần để ý như vậy, cha mẹ hãy để ý tới nhu cầu ăn uống của trẻ mà cho trẻ ăn hợp lí. Khi trẻ ngủ đủ giấc, dậy đói sẽ đòi ăn, lúc đó mới cho trẻ bú sữa để cung cấp năng lượng cho trẻ. Khi no, trẻ sẽ tự bỏ bình, bỏ ti mẹ từ chối mút sữa và đòi ngủ. Trẻ sơ sinh vài tháng đầu chỉ có hai nhu cầu chính là ăn và ngủ. Hãy theo dõi giờ giấc ăn ngủ của con  để chăm sóc con trẻ đúng cách. Việc làm theo lịch trình của người lớn tự tạo ra không chắc sẽ hiệu quả và tốt cho con trẻ lúc này. Không nên cứ vài tiếng dựng con dậy cho ăn một lần, mà hãy để trẻ ngủ đủ giấc, khi đói trẻ khóc đòi sữa thì cho trẻ ăn. Trẻ sơ sinh thể hiện rất rõ nhu cầu của mình, cha mẹ không cần phải lo lắng sợ con quá đói mà làm thay điều đó của trẻ. Hãy nhớ rằng, hiện lúc này tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu, dạ dày còn rất nhỏ và chưa hoàn thiện được đầy đủ chức năng như người lớn nên cũng sẽ không chứa được quá nhiều lượng thức ăn và tiêu hóa thành thục được.  Đặc biệt, việc đưa quá nhiều thức ăn vào cơ thể trẻ cũng có thể khiến hiện tượng xoắn ruột tràng trở nên nặng hơn, cũng khiến việc bài tiết nước tiểu hay phân không đáp ứng kịp.

Cuối cùng thì cha mẹ hãy chăm sóc trẻ dưới 3 tháng tuổi dựa theo nhu cầu ăn ngủ của chúng. Điều đó là phù hợp nhất đối với trẻ trong giai đoạn này. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chăm sóc bản thân mình để có một tinh thần và thể chất khỏe mạnh, cha mẹ có mạnh khỏe thì việc chăm sóc cho trẻ mới tốt đẹp được.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi tuvanannam

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com