0904030189

Khi con có hành vi ăn cắp cha mẹ nên ứng xử như thế nào?

Khi con có hành vi ăn cắp cha mẹ nên ứng xử như thế nào?

Ăn cắp đôi khi là một hành vi tập nhiễm trong quá trình sống và tiếp xúc; nhưng nhiều bố mẹ vẫn chủ quan và tin tưởng rằng con sẽ không bao giờ có những hành vi đó. Cho đến khi trực tiếp bố mẹ phát hiện, hoặc nghe ai đó phản ánh con mình ăn cắp đồ, ăn cắp tiền thì mới cảm thấy sốc và bắt đầu chú ý đến việc dạy dỗ con.



Lời chia sẻ

Có thể là mỗi chúng ta đã từng ít nhất 1 lần nào đó trong cuộc đời “tiện tay” lấy một thứ gì đó của người khác: có khi là món đồ chơi của bạn, có khi là quả ổi, quả na của nhà hàng xóm… Những điều đó vô tình trở thành một phần kí ức về tuổi thơ tươi đẹp hồn nhiên của nhiều người. Nhưng nếu để hành vi “tiện tay” trở thành một thói quen ở trẻ sẽ thực sự có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách sau này nếu bố mẹ không có sự điều chỉnh, dạy dỗ phù hợp. Vậy, bố mẹ cần làm gì khi biết trẻ ăn cắp?

1. Tìm hiểu nguyên nhân

Một sự việc xảy ra thường có rất nhiều nguyên nhân; có những lỗi lầm là đáng trách, nhưng có những lỗi lầm đáng thương nhiều hơn. Việc trẻ ăn cắp cũng là một sai lầm, nhưng bạn không thể nào đánh giá được nó đáng thương hay đáng trách khi bạn vẫn chưa biết nguyên nhân khiến trẻ hành động như vậy là do đâu.

Có những đứa trẻ lấy cắp vì thói quen, vì để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, bị bạn bè xui khiến; cũng có những đứa trẻ ăn cắp để giúp đỡ bạn, để được nhóm bạn thừa nhận, để được bố mẹ quan tâm, để ý nhiều hơn… Qua những nguyên nhân được nêu ra ở trên bạn có thấy có những hành động không phải do con hoàn toàn có lỗi, xấu tính; mà đôi khi là do hoàn cảnh thúc đẩy, cũng có thể do bố mẹ chưa hoàn thành được vai trò của mình trong việc giáo dục con.

Đối với vấn đề nào cũng vậy, chỉ khi biết rõ nguyên nhân, bạn mới có thể tìm ra giải pháp mang lại kết quả tốt nhất. Thế nên, bạn đừng vội quy kết con là ăn trộm, ăn cắp khi chưa biết rõ nguyên nhân. Nhiều trẻ khi đã bị gán mác trộm cắp sẽ không cố gắng để giải thích nữa mà thay vào đó sẽ thực hiện luôn hành vi trộm cắp.

2. Phân tích

Ăn cắp được gọi là hành vi lệch chuẩn ở trẻ đôi khi là do tập nhiễm trong quá trình sống và tiếp xúc; nhưng nhiều bố mẹ vẫn chủ quan và tin tưởng rằng con sẽ không bao giờ có những hành vi đó. Cho đến khi trực tiếp bố mẹ phát hiện, hoặc nghe ai đó phản ánh con mình ăn cắp đồ, ăn cắp tiền thì mới cảm thấy sốc và bắt đầu chú ý đến việc dạy dỗ con.

Thực tế, tính cách con người bắt đầu hình thành  từ ngày còn nhỏ; vậy nên, nếu có thể, bố mẹ hãy giáo dục con ngay từ nhỏ để định hình dần tính cách cho con. Đặc biệt, phải thật sự nghiêm khắc với các thói quen xấu ở con như: ăn cắp, dùng bạo lực… Còn ở thời điểm phát hiện con ăn cắp, bố mẹ chỉ nên nói chuyện với con khi bản thân thật sự cảm thấy bình tĩnh, phân tích cho con hiểu được hậu quả của việc ăn cắp, và chỉ cho con nên làm thế nào để hành động khác đi. Chẳng hạn nếu con lấy tiền để được chơi trong nhóm bạn thì con nên làm thế nào; hay con lấy tiền để mua bánh kẹo ăn thì con nên làm như thế nào…mà vẫn đạt được điều con muốn mà không phải có những hành động không đẹp, không đúng đó.

khi-con-co-hanh-vi-cap-cha-nen-ung-xu-nhu-nao

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên gợi ý cho con cách phải làm như thế nào để bù đắp sai lầm của mình. Bởi có nhiều trẻ sau khi phạm sai lầm 1 lần sẽ cảm thấy tự ti và mặc cảm tội lỗi, không dám hoặc không biết làm cách nào để sửa chữa sai lầm.

Trên thực tế, nhiều bố mẹ khi phát hiện con mình lấy cắp thường cảm thấy rất sốc, không có đủ bình tĩnh để kiểm soát thái độ, hành vi, lời nói của bản thân nên lao vào đánh con, và mắng chửi thậm tệ. Thực ra, bố mẹ làm cách đó là để giải tỏa cảm xúc, sự bực tức của bản thân chứ không phải là dạy con, hay cố gắng giải quyết vấn đề con gây ra. Và điều đó chỉ chấm dứt được nhất thời, khiến con sợ hãi ở thời điểm đó chứ không thể thay đổi hoàn toàn hành vi, thói quen của con

3. Cùng con lên kế hoạch

Sau khi con nhận biết được lỗi lầm của mình, biết được nguyên nhân dẫn đến sự việc đó, bố mẹ nên cùng con ngồi lại và lên kế hoạch xem nên sửa chữa sai lầm bằng cách nào, làm thế nào để không lặp lại sai lầm đó nữa.

Trong quá trình này, bố mẹ nên gợi ý để con đưa ra kế hoạch và tôn trọng ý kiến của con để con có trách nhiệm hơn với kế hoạch đó.

Trong bản kế hoạch, các hình thức thưởng phạt cũng nên được đưa ra để con biết phấn đấu, cũng như có động lực để thay đổi. Đôi khi, không chỉ giúp con khắc phục lỗi lầm, ngăn chặn những thói quen xấu; mà bố mẹ cũng có thể khuyến khích con làm thêm nhiều điều tốt khác.

Mức phạt nên đánh vào những điều con muốn (để con có cảm giác bị đánh đổi và cố gắng kiểm soát hành vi của mình). Chẳng hạn trẻ thích chơi game, hoặc xem tivi; vậy nếu trẻ phạm lỗi sẽ không được xem/chơi trong khoảng thời gian bao lâu; hay trẻ thích sang nhà bạn chơi nhưng vì trẻ không giữ đúng lời hứa nên phải ở nhà… Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể đánh vào những điều mà con ghét. Chẳng hạn như con không thích quét nhà, nhưng nếu con không ngoan thì con  phải quét nhà trong thời gian bao lâu…

4. Giám sát kế hoạch của con

Sau cùng là bố mẹ phải giúp con giám sát kế hoạch mà con đã đề ra. Bởi vì trẻ dễ hứa nhưng cũng dễ quên, mà không đủ tự chủ để tự kiểm soát thói quen của mình.

Bố mẹ hãy thỉnh thoảng nhắc nhở về kế hoạch mà con đã đặt ra, cho con biết con đã tiến bộ như thế nào, khen thưởng con đúng lúc, đúng thời điểm để con cố gắng hơn.

Đã là thói quen thì đều có thể thay đổi. Chính vì vậy, bố mẹ phải thật sự khéo léo trong việc chấn chỉnh các thói quen xấu của con, tạo cho con cơ hội hình thành một nhân cách tốt trong tương lai.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi tuvanannam

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com