0904030189

Trầm cảm ở trẻ em – cha mẹ không nên chủ quan

Trầm cảm ở trẻ em – cha mẹ không nên chủ quan

Trầm cảm ở trẻ em – cha mẹ không nên chủ quan. Người lớn thường nghĩ rằng: là trẻ con nhận thức chưa phát triển hết thì không cần phải quá để ý tới các em, và trẻ con thì đã biết suy nghĩ gì đâu mà lại có thể bị trầm cảm. Trên thực tế thì có rất nhiều cháu đã bị trầm cảm và khi gia đình phát hiện ra thì đều bất ngờ. Tư vấn An Nam xin chia sẻ bài viết trầm cảm ở trẻ em tới bạn đọc.



Lời chia sẻ

Cuộc sống thường ngày nhiều lo toan và công việc bộn bề, tất cả các bậc cha mẹ đều muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất.  Đó là học ở trường tốt nhất, tham gia ngoại khóa đắt tiền, đi chơi ở những nơi nổi tiếng. Vì vậy tất cả mọi người đều cố gắng kiếm tiền nhiều hơn. Điều đó cũng kéo theo hệ quả đó là con cái thiếu vắng thời gian của cha mẹ dành cho mình. Cha mẹ cũng không ngờ rằng sự thiếu quan tâm hoặc chưa tinh tế trong cách tiếp xúc với con lại vô tình tạo nên ảnh hưởng xấu tới con mình.

Vì người lớn thường nghĩ rằng: là trẻ con nhận thức chưa phát triển hết thì không cần phải quá để ý tới các em, và trẻ con thì đã biết suy nghĩ gì đâu mà lại có thể bị trầm cảm. Trên thực tế thì có rất nhiều cháu đã bị trầm cảm và khi gia đình phát hiện ra thì đều bất ngờ. Trầm cảm có thể xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi, đó là độ tuổi mà ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện và đủ tinh tế để diễn đạt được cảm xúc của trẻ, vì vậy để  tự nhận biết được vấn đề trầm cảm ở trẻ em, phụ huynh  cần quan sát trẻ ở nhà và chơi với trẻ nhiều hơn.

1. Trẻ mất hứng thú

Ở trường trẻ đều không tỏ ra có hứng thú về việc học tập hay chơi với các bạn, mà thường thích ngồi một mình. Ngay cả các hoạt động giải trí yêu thích trẻ cũng không tham gia cùng các bạn. Có thể là vì trẻ mất hứng thú, không muốn tham gia tập thể.

2. Trẻ tự đánh giá thấp bản thân

Nếu như được cha mẹ hay thầy cô hỏi vì sao trẻ không chơi cùng các bạn thì các con có thể nói: “con không thích các bạn, hoặc các bạn không thích con”. Điều đó thể hiện rằng trẻ đang tự đánh giá rằng mình không được mọi người xung quanh yêu quí. Với trẻ đang ở độ tuổi dưới 6-7 tuổi hoặc sát với độ tuổi này, thì việc trẻ tự đánh giá bản thân thấp có nguyên nhân từ mối quan hệ với gia đình. Mặc dù cha mẹ rất quan tâm tới con: việc ăn học, và yêu thương con.

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Cách tương tác tiếp xúc với con lại quan trọng không kém để trẻ hình thành tự đánh giá ở bản thân. Việc cha mẹ thường xuyên so sánh con, chê bai để con xấu hổ mà cố gắng là cách sai lầm chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy bản thân mình kém cỏi, không xứng đáng được yêu thương. Hoặc việc trút giận hay các bực tức lên con vô cớ cũng khiến cho con dễ có mặc cảm tội lỗi rằng mình là người gây ra những điều đó khiến cha mẹ không vui.  Đặc biệt, trong mối quan hệ vợ chồng nếu không hạnh phúc, cha mẹ dùng con để làm nơi trút giận, hay nói xấu người kia thì con dễ dàng có suy nghĩ rằng mình cũng xấu như cha/mẹ đang được nói tới kèm theo cảm giác tội lỗi. Điều đó khiến trẻ tự ti, thu mình lại, và nghĩ rằng mình không đủ tốt để chơi cùng các bạn khác. Cha mẹ bạo lực với con cũng khiến cho con bị ảnh hưởng lâu dài trầm cảm ở trẻ em.

3. Trẻ thiếu tự tin

Khi làm một nhiệm vụ nào đó ở trường hay cùng các bạn, trẻ thường có lời nói “khó quá, con không làm được” hay “con không muốn làm” đó là khi trẻ không đủ tự tin để thực hiện việc đó. Cha mẹ nên kiên nhẫn chơi cùng con, giúp con thực hiện điều con chưa dám làm và khuyến khích con thực hiện.

4. Mối quan hệ với cha mẹ đóng vai trò quyết định trong việc giúp con vượt qua trầm cảm

Để vượt qua trầm cảm ở trẻ, cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng. Bởi trẻ vẫn trong giai đoạn gắn bó mật thiết về tình cảm với cha mẹ, cảm xúc của cha mẹ ảnh hưởng tới con rất lớn. Khi trẻ chưa có đủ khả năng nhận thức để hiểu đúng mọi chuyện và phân tích như người lớn thì trẻ dễ dàng có những ảo tưởng trong suy nghĩ, những ảo tưởng đó có thể là tự đổ lỗi cho mình khi thấy bố mẹ đang tức giận hay tiêu cực, hay đánh trẻ, mà trẻ hiểu được rằng cha mẹ cũng rất yêu thương mình. Những cảm xúc mà trẻ có trong giai đoạn dưới 6 – 7 tuổi chỉ nằm ở tiềm thức và sẽ ảnh hưởng tới hành vi của trẻ về sau, trẻ chưa có khả năng diễn đạt hết những gì trẻ cảm nhận nhưng lại vẫn có đầy đủ những cảm xúc đó.

Cha mẹ cần điều chỉnh cách giao tiếp với trẻ, phát hiện trầm cảm ở trẻ em. Nếu đã từng có hành vi bạo lực lời nói hay hành động với trẻ trong quá khứ thì cần xin lỗi và giải thích cho trẻ rõ ràng về điều đó. Đồng thời tránh không coi trẻ như “sọt rác” để trút những cảm xúc tiêu cực lên trẻ. Thường xuyên nói lời tình cảm, yêu thương, và âu yếm trẻ để nuôi dưỡng cảm xúc tốt đẹp ở các con. Đồng hành và chơi cùng trẻ để gắn kết hơn.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 19-11-2022 bởi tuvanannam

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com