0904030189

Tiêu chuẩn chẩn đoán và mức độ của trầm cảm

Tiêu chuẩn chẩn đoán và mức độ của trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh phổ biến của xã hội ngày nay, và rất nhiều người còn đang thờ ơ và coi nhẹ việc này hoặc họ cũng chưa có nhiều kiến thức về chứng bệnh trầm cảm này chính vì vậy mà nhiều người vẫn còn bỏ qua. Mong rằng bài viết tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm và mức độ trầm cảm sẽ cung cấp những thông tin vừa đủ để mọi người biết về căn bệnh thời đại này.



Trầm cảm là một bệnh tâm thần phổ biến, chiếm 6% dân số. Nữ bị gấp 3 lần so với nam giới., trầm cảm có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi và nghề nghiệp nào. Tuy nhiên bệnh hay gặp ở lứa tuổi 40 – 50 tuổi.

Rối loạn trầm cảm điển hình theo ICD – 10F (1992)

Có ít nhất 2/3 triệu chứng chủ yếu sau

  • Khí sắc trầm.
  • Mất mọi quan tâm và thích thú.
  • Giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động.

Có ít nhất 2/7 triệu chứng phổ biến

  • Giảm tập trung chú ý.
  • Giảm tự trọng và lòng tự tin.
  • Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng.
  • Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan.
  • Có ý tưởng và hành vi tự sát.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Ăn không ngon miệng.

Các điều kiện khác

  • Thời gian tồn tại ít nhất là 2 tuần.
  • Giảm khí sắc không tương ứng với hoàn cảnh (trong hoàn cảnh, không khí vui vẻ nhưng cá nhân lại u uất, trầm tư).
  • Hay lạm dụng rượu, ám ảnh sợ, lo âu và nghi bệnh.
  • Khó ngủ về buổi sáng và thức giấc sớm.
  • Ăn không ngon miệng sút cân trên 5%/1 tháng.

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Các mức độ trầm cảm

Trầm cảm nhẹ:

  • Mất quan tâm, giảm thích thú, mệt mỏi nhiều, khó tiếp xúc công việc hàng ngày và hoạt động xã hội.
  • Phải có ít nhất 2/3 triệu chứng chủ yếu + 2/7 triệu chứng phổ biến để chẩn đoán xác định (rối loạn trầm cảm điển hình theo ICD – 10F (1992) được trình bày ở trên)
  • Thời gian tối thiểu phải có khoảng 2 tuần; có hoặc không có các triệu chứng cơ thể ở mức độ nhẹ (đau nhức, mệt mỏi,..)

Trầm cảm vừa:

  • Có ít nhất 2/3 triệu chứng chủ yếu + 3/7 triệu chứng phổ biến khác (rối loạn trầm cảm điển hình theo ICD – 10F (1992) được trình bày ở trên).
  • Thời gian tối thiểu 2 tuần.
  • Gặp nhiều khó khăn trong công việc và hoạt động xã hội.
  • Có 2 -3 triệu chứng cơ thể ở mức độ trầm trọng vừa phải.

Trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần

  • Buồn chán, chậm chạp nặng, kích động.
  • Mất tự tin, cảm thấy tội lỗi, nếu trầm trọng có hành vi tự sát.
  • 3 triệu chúng chủ yếu + 4 triệu chứng phổ biến (rối loạn trầm cảm điển hình theo ICD – 10F (1992) được trình bày ở trên)
  • Các triệu chứng cơ thể có mặt hầu như thường xuyên.
  • Thời gian tồn tại ít nhất 2 tuần, hoặc có triệu chứng đặc biệt có thể chưa cần tới 2 tuần, ít có khả năng hoạt động công việc, giao tiếp xã hội và công việc gia đình.

Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần

  • 3 triệu chứng chủ yếu + 7 triệu chứng phổ biến (rối loạn trầm cảm điển hình theo ICD – 10F (1992) được trình bày ở trên)
  • Hoang tưởng: Cho rằng tôi có tội lỗi , cảm giác hèn kém cho rằng tôi vô dụng hoặc những tai hoạ sắp xảy ra.
  • Ảo giác: ảo thanh (thường nghe thấy âm thanh lạ, hay những lời phỉ bang) ảo khứu (thường ngửi thấy những mùi khó chịu) và giảm hoặc mất vận động.

Các giai đoạn trầm cảm khác

Các triệu chứng chính của trầm cảm không rõ ràng;  có những triệu chứng cụt và không có giá trị chẩn đoán như căng thẳng, lo lắng, buồn chán, hoặc hỗn hợp các triệu chứng đau và mệt nhọc dai dẳng mà không có nguyên nhân nào rõ ràng còn được gọi là “trầm cảm ẩn”.

Trên đây là tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm điển hình theo ICD – 10F (1992) và các mức độ của trầm cảm. Bài viết được tham khảo từ tập bài giảng Tâm bệnh học đại cương của thầy Nguyễn Sinh Phúc. Mong rằng có thể giúp các bạn xác định được vấn đề trầm cảm ở bản thân để có cách điều trị kịp thời bảo vệ cho sức khoẻ tinh thần của bản thân.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi tuvanannam

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com