0904030189

Cách phát hiện sớm và phòng ngừa rối loạn trầm cảm

Cách phát hiện sớm và phòng ngừa rối loạn trầm cảm

Rối loạn trầm cảm là hội chứng nhiều dấu hiệu khác nhau, khí sắc trầm, mất hứng thú, cảm xúc dễ thay đổi, chán nản. Cao hơn nữa có một số biểu hiện loạn thần đi kèm (ảo giác, hoang tưởng) và có suy nghĩ tự sát. Làm sao để phát hiện sớm và phòng ngừa rối loạn trầm cảm.



Lời chia sẻ

Rối loạn trầm cảm có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, đó có thể khi bạn gặp một khủng hoảng hay một biến cố trong cuộc đời, các sự kiện quan trọng gây thất vọng mặc dù chỉ trong một giai đoạn nhất thời có thể khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm, khi bạn không quan tâm và tìm cách vượt qua thì nó có thể tiến triển lên thành rối loạn trầm cảm và mức độ tăng dần theo thời gian, ảnh hưởng tới chất lượng mối quan hệ xã hội, tư duy và công việc, thậm chí cũng là nỗi lo lắng với những người xung quanh.  Khi mọi thứ trở nên trầm trọng đi thì mọi thứ đều khó vượt qua hơn đối với bạn. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm và phòng ngừa bản thân bị rối loạn trầm cảm?

1. Như thế nào là rối loạn trầm cảm?

Rối loạn trầm cảm là hội chứng nhiều dấu hiệu khác nhau, khí sắc trầm, mất quan tâm, giảm thích thú, mệt mỏi nhiều, khó tiếp tục công việc hàng ngày và hoạt động xã hội.. Cao hơn nữa có một số biểu hiện loạn thần đi kèm (ảo giác, hoang tưởng) và có suy nghĩ tự sát.

Nếu bạn rơi vào trạng thái chán nản và mất hứng thú kéo dài trên hai tuần và luôn có suy nghĩ bế tắc thì bạn nên bắt đầu tìm kiếm sự trợ giúp bên ngoài.

2. Sự thay đổi trong cách nhìn nhận bản thân và cách vượt qua

Bạn bắt đầu tự đánh giá bản thân thấp: mình vô dụng, không làm được việc gì, mình không đủ tốt để được yêu quí và quan tâm… và bạn cũng luôn tự đổ lỗi cho chính mình khi sự việc xảy ra dù không có lý do rõ ràng. Bạn cũng cảm thấy không xác định được rõ mình muốn gì, điều gì quan trọng nhất đối với mình và không đủ tự tin để làm mọi việc như trước đây. Nguồn gốc của trầm cảm bắt đầu từ bản sắc của bạn đang bị khủng hoảng, khi bạn không còn xác định hay vững vàng về chính mình, biết được điều gì là quan trọng đối với bạn, điều gì bạn muốn làm và điều gì bạn không muốn. Nếu bạn không xác định được bản thân mình như thế nào, thì khi làm bất kỳ việc gì cũng khó có sự cố gắng và thành công, dễ chán nản nếu gặp khó khăn. Điều đó lại dẫn bạn tới việc tự ti về chính mình.

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong công việc hay tình yêu, đời sống hôn nhân gia đình, thì bạn vẫn luôn giữ một niềm tin rằng đó không phải là một thất bại, đó là thử thách và cho bạn thêm nhiều niềm tin vào chính mình để vượt qua thử thách đó. Ngay cả khi mọi người xung quanh không đánh giá cao bạn, thì bạn cũng hãy cho mình niềm tin vào chính mình rằng thời gian sẽ giúp bạn học hỏi sai lầm cũ và tiến lên.

3. Sự thay đổi cảm xúc và hành vi thường xuyên và cách cân bằng

Bạn mất hứng thú do thường xuyên mệt mỏi, ngay cả việc tắm giặt hàng ngày hay ăn uống cũng mất cảm giác. Bạn trầm hơn, không muốn nói chuyện, hoặc cảm xúc vui buồn thất thường liên tục, khó kiểm soát cơn nóng giận. Đó là những dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận thấy từ phía chính bạn. Để cân bằng cảm xúc, các hoạt động thể chất và giải trí rất quan trọng. Nếu trong đầu bạn có ý nghĩ: “mình quá mệt để làm điều gì đó” thì vẫn tự ép bản thân thực hiện: thể thao, ra ngoài đi bộ, vẽ tranh…. Vì sau khi thực hiện xong thì sự giải tỏa nhất định chính là thành quả của sự cố gắng của bạn. Đặc biệt thể thao và hoạt động thể chất cực kỳ quan trọng vì nó giúp bạn cân bằng lại hoạt động trao đổi chất, giúp cân bằng cảm xúc của bạn. Đồng thời thể thao cũng giúp bạn lấy lại cảm giác ngon miệng và đi vào giấc ngủ tốt hơn. Ngoài ra bạn có thể tự tìm kiếm niềm vui bằng sở thích cá nhân mà bạn chưa có cơ hội thực hiện. 

Nếu bạn nghĩ rằng nó chỉ mang lại sự giải tỏa nhất thời hoặc không có tác dụng lâu dài vì thế bạn không muốn cố gắng thì bạn chưa hiểu hết rằng việc chăm sóc bản thân cần thực hiện hàng ngày và đều đặn để có hiệu quả. Nếu bạn buông xuôi thì mỗi ngày sự trì trệ sẽ kéo dài thêm và tình trạng của bạn càng xấu đi.

4. Cách nhìn nhận tiêu cực về cuộc sống, vấn đề của mình và tìm kiếm giải pháp

Bạn cảm thấy rằng mọi vấn đề của mình không thể có lối thoát nào khác, bế tắc và đôi lúc còn nghĩ tới việc tự sát mới giải quyết được vấn đề. Bạn có thể nhìn nhận rằng, mọi vấn đề đều có cách giải quyết riêng, cần thời gian và bản thân bạn tìm kiếm thêm sự trợ giúp bên ngoài. Nếu bạn cảm thấy bế tắc thì có thể tìm thêm sự trợ giúp từ người ngoài cho bạn cách nhìn nhận vấn đề theo cách khác. Những người có ý định tự sát là khi họ cảm thấy cuộc sống không còn gì đáng để hy vọng. Nếu kế hoạch của bạn đổ bể, bạn có thể xây dựng lại cho mình một kế hoạch khác và rút kinh nghiệm từ những điều sai lầm cũ để hoàn thành tốt hơn.

5. Không bao giờ lơ là cảm xúc của bản thân và đương đầu

Những áp lực từ công việc, học tập hay tình cảm có thể khiến bạn mệt mỏi và muốn từ bỏ tất cả. Nhưng khi bạn từ bỏ dễ dàng thì bạn lại càng rơi vào trạng thái trầm cảm nghiêm trọng hơn. Vì vậy hãy luôn để ý tới cảm xúc của bản thân, những biến đổi trong mình, và quan trọng là hãy luôn đặt mình vào trạng thái hoạt động. Bạn phải hành động thì mọi thứ mới bắt đầu có sự thay chuyển.

Mỗi một căng thẳng nhỏ trong cuộc sống, mỗi một thất bại dù không lớn đều có tác động tiêu cực tới mình, mỗi lần như vậy bạn đều cần phải tìm cách cân bằng thay vì cho qua và để sự việc cuốn mình đi không làm chủ được. Mỗi một căng thẳng nhỏ tích tụ đều có thể dẫn tới sự bùng nổ một ngày nào đó.

Mỗi người chúng ta đều có thể bị trầm cảm dù đó là người thành đạt trong công việc hay là người rất giàu có. Bởi sự thiếu cân bằng trong đời sống tinh thần và các mối quan hệ mới là điều quan trọng, vì vậy mỗi chúng ta hãy luôn chăm sóc cho tâm hồn của mình tươi mới và tốt đẹp hơn.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 19-11-2022 bởi tuvanannam

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com