Bố mẹ nên làm gì khi con muốn chuyển lớp
Phải làm gì khi con muốn chuyển lớp. Thực ra, việc con không muốn tiếp tục học tập ở lớp con đang theo học chắc hẳn là có nguyên do, có thể là do chủ quan hoặc khách quan. Thế nên, trước khi xử lý vấn đề, bạn nên tỉnh táo để xác định được vấn đề nằm ở đâu, nên xử lý như thế nào là tốt nhất.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Yêu thương con phải đúng cách
- Làm gì để con cái biết nghe lời
Lời chia sẻ
Nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng vì con mình từ khi bước vào năm học mới kết quả học tập sa sút, tâm trạng bất ổn, không muốn đến lớp học. Có những bạn dù đã gắn bó với lớp 1 năm (năm nay lên 11) nhưng vẫn xin bố mẹ chuyển lớp vì muốn sang học lớp khác bởi có nhiều bạn bè ở trong đó hơn; còn ở lớp con đang học con không thể thích nghi. Bố mẹ cảm thấy khó khăn khi chuyển lớp không phải là điều dễ dàng, hơn nữa ở môi trường nào cũng đều có những khó khăn riêng mà con phải thích nghi dần; Nhưng nếu không đáp ứng yêu cầu của con thì con lại tỏ vẻ chống đối, buông xuôi. Vậy, bố mẹ cần phải làm như thế nào trong những tình huống tương tự như thế này?
1. Tìm hiểu nguyên nhân
Việc con không muốn tiếp tục học tập ở lớp con đang theo học chắc hẳn là có nguyên do, có thể là do chủ quan hoặc khách quan. Thế nên, trước khi xử lý vấn đề, bạn nên tỉnh táo để xác định được vấn đề nằm ở đâu, nên xử lý như thế nào là tốt nhất.
Nếu vấn đề nằm ở yếu tố khách quan như: mục tiêu không phù hợp, thường lên cấp 3 các con thường được chia ban học (tự nhiên, xã hội), nếu một bạn thích học ban xã hội mà bố mẹ bắt con học ban tự nhiên thì sẽ khiến con chán nản, không theo kịp bạn bè. Hoặc mục tiêu của con bạn là đỗ đại học, nhưng mục tiêu của hầu hết các bạn trong lớp thì chỉ học hết cấp 3, khi mục tiêu đối kháng nhau cũng dễ xảy ra nhiều mâu thuẫn, khó hòa hợp.
Vấn đề cũng có thể nằm ở chính bản thân các con như: con là một người sống nội tâm, khó thích nghi với môi trường mới; con không cố gắng để hòa nhập, chơi cùng với các bạn; cũng có thể con có mâu thuẫn với các bạn trong lớp nhưng lại không cố gắng tìm cách giải quyết mâu thuẫn…
2. Phân tích vấn đề cho con
Con ở độ tuổi dậy thì, đang trong quá trình lớn lên, trưởng thành; kinh nghiệm, kỹ năng chưa nhiều nên thường xử lý mọi việc theo cảm tính. Chính vì vậy, trong lúc này, bố mẹ nên là người định hướng cách suy nghĩ và định hướng hướng đi đúng đắn cho con. Với mỗi lựa chọn, chẳng hạn như khi con muốn chuyển lớp, bạn sẽ cùng con phân tích xem được những gì, mất những gì, có thể khắc phục ra sao.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
Tuy nhiên, bạn nên nhớ, bạn là người định hướng chứ không phải là người quyết định thay con. Con ở tuổi cấp 3 dù chưa đủ lớn nhưng cũng chẳng còn nhỏ nữa, thường các con sẽ muốn sống tự lập và muốn người lớn phải tôn trọng ý kiến của mình. Và bố mẹ cũng nên rèn cho con tự đưa ra quyết định và biết tự chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân. Có thể con sẽ vấp ngã, sẽ khó khăn nhưng đó là cách tốt nhất để giúp con bạn trưởng thành. Là bố mẹ, bạn hãy trở thành người cố vấn tin cậy của con; khi con có thất bại, vấp ngã, đừng kéo con đứng dậy, hãy cổ vũ, tiếp thêm động lực cho con để con tự đứng dậy và đứng vững trên đôi chân của mình.
3. Để con lựa chọn
Sau khi cùng con phân tích những vấn đề mà con đang gặp phải, phân tích được mất, đúng sai, bạn hãy cho con tự lựa chọn điều con muốn và nhớ nhắc con là con sẽ tự chịu trách nhiệm với quyết định của con. Nhưng nếu khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân rồi, phân tích cho con hiểu về các vấn đề có thể xảy ra rồi; nhưng con vẫn nhất nhất muốn đổi, thì có lẽ nơi đó thực sự không phù hợp với con.
Hãy khuyên con tìm hiểu về nơi con muốn đến, lớp con muốn học và con cho rằng ở đó là tốt và phù hợp nhất với con. Bố mẹ chỉ tin tưởng và chiều ý con một lần, vì việc chuyển lớp không phải là điều dễ dàng, cũng không tốt cho việc học của con. Ở môi trường nào đi chăng nữa thì con cũng phải đủ bản lĩnh để thích nghi, để sống tốt.
4. Giáo dục con
Hòa nhập và thích nghi là kỹ năng cần thiết đối với mỗi người chúng ta. Thế nên, bố mẹ cần chú ý rèn luyện kỹ năng này cho con từ ngày còn bé, điều đó sẽ mang lại sự tự tin cho con và giúp con phát triển tốt.
Đừng để đến khi con vấp ngã rồi mới chú ý kiểu “mất bò mới làm chuồng”, như vậy con bạn sẽ thiệt thòi hơn rất nhiều, ảnh hưởng đến quá trình thành công của con.
Những điều bạn cần cho con biết là vì sao cần phải thích nghi, lợi ích của việc thích nghi, và phải làm thế nào mới có thể thích nghi tốt được.
Vấn đề bố mẹ nên làm gì khi con muốn chuyển lớp trên đây chỉ là một trong số vô vàn vấn đề mà con gặp phải. Bố mẹ luôn là người yêu thương con vô điều kiện, nhưng để tốt cho con thì bố mẹ hãy biết yêu thương con đúng cách.
Bài viết liên quan: