3 LỜI KHUYÊN VÔ ÍCH KHI GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC
Đưa ra những lời khuyên vô ích không chỉ không giúp ích được chính người đang gặp vấn đề mà nhiều khi còn mang sự sát thương bên trong đó. Một lời khuyên tốt đòi hỏi rất nhiều sự tinh tế và nhạy cảm trong đó, nó hàm chứa sự đồng cảm, khai phá và kiên nhẫn. Trong khi những câu nói thoáng qua, ngắn gọn, cụt lủn và không hàm chứa thông điệp gì thì không mang lại mấy ích lợi.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Dạy trẻ cách nói chuyện với người lạ
- Vai trò thay đổi của người cha
Đưa ra những lời khuyên vô ích không chỉ không giúp ích được chính người đang gặp vấn đề mà nhiều khi còn mang sự sát thương bên trong đó. Một lời khuyên tốt đòi hỏi rất nhiều sự tinh tế và nhạy cảm trong đó, nó hàm chứa sự đồng cảm, khai phá và kiên nhẫn. Trong khi những câu nói thoáng qua, ngắn gọn, cụt lủn và không hàm chứa thông điệp gì thì không mang lại mấy ích lợi. Hơn nữa, một người hỗ trợ thì luôn có những động lực thúc đẩy đằng sau những hành vi của họ. Liệu rằng bạn có thực sự muốn giúp đỡ họ? Hay bạn đang cố gắng thay đổi người khác xung quanh bạn để bạn cảm thấy dễ chịu? Liệu rằng bằng việc “giúp đỡ người khác” bạn đang cố gắng tự kiểm soát chính sự âu lo và bồn chồn của riêng mình?
Có 3 dạng lời khuyên vô ích sau trong tình huống giúp đỡ người khác. Những lời khuyên vô ích này không khiến người nghe trở nên khá hơn và cũng khiến cho ánh nhìn về phía người đưa ra lời khuyên cũng không tốt đẹp.
1, Cứ để nó thế đi
Kiểu dạng khác của lời khuyên kiểu này là: “Quên hẳn quá khứ đi” hoặc “Cứ đi tiếp đi”.
Thật đơn giản khi nói người khác là lãng quên quá khứ của chính họ đi và bắt đầu một khởi đầu mới. Tuy nhiên, con người chúng ta, cách nhìn nhận của chúng ta, hay cách hành xử của chúng ta được định hình bởi những trải nghiệm đã có trong quá khứ. Việc chúng ta là ai và chúng ta nhìn nhận trải nghiệm thế nào đều là những sự khác biệt rất đặc trưng ở mỗi người. Do vậy nếu một ai đó nói rằng bạn không nên cố gắng tìm hiểu những cảm nhận trong chính cảm xúc của bạn, rằng không cần cố gắng hiểu những gì bạn làm và tình cảm ấy; và nghĩ rằng những điều bạn đang làm tại thời điểm này là đi xa việc thực sự thấu hiểu bản thân mình tốt hơn thì hãy nhớ rằng điều đó hoàn toàn trái ngược với những lời khuyên hữu ích.
Vấn đề thì vẫn ở đó, mắc kẹt trong những trải nghiệm trong quá khứ. Và thông thường việc con người gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề thì có thể có những cảm xúc quá khích, buồn bã, trầm uất hay quá nghĩ ngợi về nó. Mặc dù việc bước ra khỏi những điều đó, tham gia vào các hoạt động bên ngoài và làm một điều gì đấy thì tốt hơn việc ngồi ở nhà và nghĩ ngợi không làm gì cả trong hàng tháng trời. Tuy nhiên, nói về những khó khăn mình gặp phải trong quá khứ là một cách để khai phá và tháo gỡ nó.
Khi bạn hiểu lý do tại sao bạn lại hành xử như vậy và tại sao bạn lại gặp khó khăn như thế thì bạn có thể từ từ vượt qua nó và tiếp tục cố gắng. Quá trình này là sẽ phức tạp và gian nan. Nhưng việc đơn giản hóa nó một cách ngay lập tức là một lời khuyên vô ích.
2, “Hãy hợp lý hơn đi”
Một dạng lời khuyên vô ích đó là “Hãy logic hơn đi”; “Hãy đưa ra lựa chọn tốt hơn”; “Cứ cải thiện hành vi của bạn đi”.
Dĩ nhiên là trở nên thực tế và logic hơn cũng đem lại nhiều ích lợi. Trong những lúc chúng ta cảm thấy quá sức hay gặp những vấn đề khó khăn khác thì sẽ thích hợp hơn khi sử dụng các bằng chứng hay những lý lẽ để phân tích tình huống để đưa ra lựa chọn đúng đắn và thực tế.
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Tuy nhiên, hầu hết những người gặp vấn đề thì việc điều chỉnh cảm xúc cũng khó khăn và họ khó lòng phát triển tư duy tại lúc đó để đưa ra những quyết định thực tế được. Họ đang bấn loạn với chính những cảm xúc và khó khăn của mình. Do vậy, nếu một người nào đó nói họ rằng :”Hãy thực tế hơn đi” thì điều đó quả thật không thực tế chút nào.
Trong rất nhiều trường hợp, việc không thực tế thực ra lại là một cơ chế phòng vệ ở con người, điều cần thiết lúc này là khám phá ra thứ gì nằm sau sự “không thực tế” đó. Nó có thể là một nỗi sợ, một ám ảnh trong quá khứ hay cố gắng tránh né thứ gì đó. Nhiều người dù biết rằng mình đang hành động không hợp lý nhưng dù cố gắng thế nào họ cũng không thể thường xuyên đưa ra một quyết định logic hơn, hợp lý hơn trong tình huống đó được. Nó đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực làm việc với bản thân mình, học hỏi và luyện tập nó. Đó không phải là điều mà tự dưng chúng ta có thể làm được dễ dàng.
Rất khó thuyết phục một người rằng thực tế thì đang rất khác so với điều họ đang cảm nhận. Nó có lý do tại sao khi một người cảm nhận thấy sự sợ hãi vô lý ở bên trong mình hoặc hành động ngược lại với những thứ mình quan tâm tới. Đúng thế, nhận thức rõ ràng về quan điểm của mình và thay đổi cách nghĩ và hành vi rõ ràng có ích. Tuy vậy, nói với một người hãy làm như thế đi thì không giải quyết được vấn đề gì cả.
3, “Đừng nghĩ tới nó nữa”
Những kiểu lời khuyên vô ích này là: “Vấn đề không tệ như bạn tưởng đâu”; “Tất cả chỉ ở trong đầu bạn thôi”; “Cuộc đời tốt đẹp mà”; “Hãy cứ vui vẻ đi”.
Cái này cũng có điểm giống như quan điểm trước. Nó có nghĩa là có thể người đó đang không thực tế, rằng họ đang lo lắng quá mức, rằng vấn đề không giống như những gì họ nghĩ, và bạn không nên để ý tới nó quá nhiều.
Một lần nữa, chắc chắn sẽ có những tình huống mà một người có thể lùi lại, nhìn tình huống theo cách khách quan hơn để thấy những quan điểm khác đi và dừng lo lắng. Vâng, đôi khi có khả năng để điều chỉnh cảm xúc bạn bằng cách phân tâm bản thân với một hành động gì đấy, và điều đó là đủ để bẻ gãy mẫu hình suy nghĩ và cảm xúc. Dù vậy, những người đưa lời khuyên kiểu này thường coi vấn đề xuất hiện tưởng chừng như rất đơn giản và chấm dứt ngắt quãng khó khăn của người khác.
Mặt khác, một người không thể đơn giản “không nghĩ về nó nữa” bởi những suy nghĩ của họ đến một cách tự nhiên, không sắp đặt hay kiểm soát được. Cảm xúc của họ cũng thì quá dâng trào và tràn ngập. Do đó, ”nghĩ về một thứ khác” là không dễ dàng. Đây chính là thứ diễn ra ngay cả khi người đó nhận ra điều đó là không thực tế hoặc tình huống của họ không tệ như cảm xúc của họ báo với họ.
Tổng kết:
Tâm lý học và khó khăn cảm xúc rất phức tạp. Nhiều người không hiểu hay phủ nhận nó và kết thúc nó một cách rất đơn giản. Không chỉ như vậy, khi họ thấy những người khác đấu tranh với các khó khăn tinh thần, họ thường có xu hướng khuyên người kia bằng cách nói điều gì đấy tưởng chừng như rất đơn giản: “Cứ hãy vui vẻ đi”, cứ như thể những người chán nản có thể tách ngón tay một cái là họ có thể trở nên vui vẻ ngay được.
Sẽ rất tốn thời gian để xác định rõ nguyên cơ thật sự vấn đề của bạn và giải quyết chúng một cách thật sự và hiệu quả. Đơn giản hóa nó có thể khiến người đang gặp vấn đề cảm thấy tồi tệ hơn, ngay cả khi không cố tình làm thế. Đó có thể là một trong những lời khuyên vô ích. Người nghe sẽ cảm thấy người kia không mong muốn hiểu và chia sẻ câu chuyện của chính mình. Cách tiếp cận tốt hơn là sự đồng cảm, hỗ trợ và cởi mở.
Giang Nguyen
* Dịch và tham khảo theo bài viết: “3 Pieces of Unhelpful Advice People Give When You Struggle” của tác giả Darius Cikanavicius.
Bài viết liên quan: