Rối loạn giấc ngủ
Cuộc sống hiện đại với rất nhiều yếu tố gây căng thẳng, mệt mỏi. Sau một ngày làm việc, giấc ngủ là điều mọi người mong chờ để phục hồi trạng thái ban đầu. Rối loạn giấc ngủ sẽ khiến chúng ta xuất hiện những cảm xúc tiêu cực. Điều này vừa ảnh hưởng tới sức khỏe, vừa ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của chúng ta. Vậy làm thế nào để khắc phục rối loạn giấc ngủ?
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Bí quyết đối mặt với stress
- Những dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu
Chia sẻ của An Nam
Một giấc ngủ chất lượng không chỉ giúp phục hồi cơ thể mà còn khiến tinh thần sảng khoái. Không có sức khỏe bất kỳ chướng ngại nào cũng khiến ta rơi vào trạng thái căng thẳng. Khi đó sức đề kháng của chúng ta không tốt, dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe và tâm lý. Hiểu biết về rối loạn giấc ngủ sẽ giúp chúng ta có cách khắc phục phù hợp. Bài viết đề cập tới những rối loạn giấc ngủ liên quan tới yếu tố tâm lý.
1. Rối loạn giấc ngủ là gì?
Trước đây rối loạn giấc ngủ thường được hiểu là hiện tượng mất ngủ. Tuy nhiên rối loạn giấc ngủ không đơn giản như vậy. Tất cả các rối loạn liên quan tới số lượng, chất lượng, chu kỳ, nhịp thức ngủ đều được xếp vào rối loạn giấc ngủ. Có thể hiểu các rối loạn liên quan đến diễn biến của giấc ngủ, bao gồm hoạt động trước, trong, sau khi ngủ đều là rối loạn giấc ngủ.
2. Các rối loạn giấc ngủ thường gặp
Mất ngủ: là hiện tượng thiếu ngủ hoàn toàn. Rất ít trường hợp mất ngủ hoàn toàn. Nhưng trạng thái ngủ không sâu giấc làm chúng ta cảm thấy không thoải mái. Vì vậy mặc dù ngủ không sâu giấc, mọi người vẫn cho rằng mình bị mất ngủ.
Ngủ nhiều: Một người trưởng thành ngủ trên 10h/ngày là ngủ nhiều. Ngủ ban ngày quá mức hoặc có những cơn buồn ngủ không giải thích được. Hay ngủ nhiều nhưng không có cảm giác thỏa mãn. Tình trạng này kéo dài gây cản trở sinh hoạt và hoạt động nghề nghiệp.
Miên hành: Trạng thái ý thức biến đổi đặc biệt, ngủ và thức kết hợp với nhau. Việc lại trong đêm thường xảy ra ở một phần ba đầu tiên của giấc ngủ. Lúc thức dậy, người bị miên hành thường không nhớ lại sự kiện này.
Hoảng sợ khi ngủ: Thường xảy ra trong một phần ba đầu của giấc ngủ đêm. Những cơn hoảng sợ tột độ sẽ kết hợp với việc tỉnh giấc, kêu thét sợ hãi, tự gây tổn thương…Lúc thức giấc người mắc hoảng sợ ban đêm thường không nhớ điều xảy ra.
Ác mộng: Những giấc mộng đầy lo âu và sợ hãi. Người gặp ác mộng nhớ rất chi tiết nội dung giấc mơ. Thông thường có sự tái diễn cùng một chủ đề hoặc các chủ đề gây khiếp sợ giống nhau.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
3. Khắc phục các rối loạn giấc ngủ
Các rối loạn giấc ngủ có liên quan tới yếu tố tâm lý thì can thiệp tâm lý là cách khắc phục tốt nhất. Rối loạn giấc ngủ có thể do rất nhiều nguyên nhân. Muốn khắc phục thì tìm hiểu nguyên nhân thực sự là bước đầu tiên.
Nguyên nhân chủ yếu là do những căng thẳng tâm lý. Vì vậy vệ sinh tâm lý giấc ngủ là nguyên tắc khắc phục các rối loạn này. Muốn vệ sinh tâm lý giấc ngủ, trước tiên cần tạo được thói quen thức ngủ đúng giờ. Duy trì nhịp sinh học lành mạnh, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi ổn định, tránh biến động.
Việc sử dụng chất kích thích cũng rất ảnh hưởng tới chế độ và chất lượng giấc ngủ. Sử dụng cà phê, trà vào buổi sáng có thể giúp điều chỉnh việc ngủ nhiều. Tuy nhiên không nên lạm dụng. Uống rượu, bia không mang lại một giấc ngủ yên ổn. Việc lựa chọn rượu, bia để đi vào giấc ngủ không phải lựa chọn tốt.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe. Khi có sức khỏe tốt, sức đề kháng của con người cũng tăng cao. Khả năng thích ứng và đối mặt với khó khăn của con người cũng tăng cao.
Bên cạnh đó, những biện pháp giúp tĩnh tâm, khiến tinh thần thoải mái cũng rất có ích cho giấc ngủ. Người bị rối loạn giấc ngủ thường rất lo lắng và sợ hãi cho tình trạng của mình. Chính trạng thái đó càng khiến chúng ta căng thẳng và ảnh hưởng tới giấc ngủ. Thư giãn và từ từ điều chỉnh sẽ giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn cứ lo lắng suông.
Bài viết liên quan: