0904030189

Áp lực từ phụ huynh và những hậu quả đối với con cái

Áp lực từ phụ huynh và những hậu quả đối với con cái

Các bậc phụ huynh thường đặt rất nhiều kì vọng vào con cái của mình. Nhưng đôi khi kì vọng áp lực quá lớn sẽ khiến các bạn trẻ phải đối mặt với rất nhiều khủng hoảng, nhiều mâu thuẫn. Điều này mang lại nhiều tác hại hơn là lợi ích đối với tương lai con trẻ, chúng tôi mong rằng bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh nhìn thấy được nguy cơ của vấn đề này.



Kỳ vọng của cha mẹ có thể xuất phát từ tình yêu thương và đều hướng đến mục tiêu mang đến cho con một tương lai tốt đẹp hơn. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác khiến các bậc phụ huynh đặt sự kì vọng của mình lên con.

Bản thân cha mẹ không hài lòng về cuộc đời hiện có của họ: Khi những ước mơ mong muốn còn dang dở mà chính họ chưa thực hiện được. Họ truyền những đam mê của chính mình cho con. Có những ông bố bà mẹ có sở thích về âm nhạc nhưng do điều kiện sống không cho phép nên họ đành để giấc mơ đó dang dở, và họ nhận thấy những đứa con của mình cần phải theo đuổi những thứ đó thay cho mình nên họ ép trẻ học âm nhạc theo sở thích của mình. Tuy nhiên, ước mơ của họ không bao giờ trùng hoặc rất ít khi trùng với ước mơ của con. Điều này sẽ gây áp lực cho trẻ.

Bản thân cha mẹ là những người có thành tích học tập tốt : Điều này khiến họ đưa ra yêu cầu rằng: “Con tôi đi học đương nhiên phải học giỏi, cũng phải đạt được những thành tích cao như bản thân tôi ngày trước. Con tôi có gen di truyền tốt thì chắc chắn con tôi phải học giỏi sao lại học kém? Nếu nó không học tốt thì rõ ràng do bản thân nó lười không chịu cố gắng”. Từ đó gây áp lực cho con phải học chăm, học giỏi hơn, phải đạt được thật nhiều thành tích trong học tập.

Bản thân cha mẹ phải gánh chịu những áp lực, rủi ro từ bên ngoài nên quay trở lại kỳ vọng vào con: Điều này thể hiện rõ nhất trong những lời hỏi han thường xuyên của người ngoài hoặc người trong gia đình về việc học của con, chẳng hạn như con học trường nào, học giỏi không, xếp thứ mấy… hay so sánh con với bạn hàng xóm hay anh em họ hàng. Có thể ban đầu, họ chưa có kỳ vọng vào con nhưng do bị tác động bởi những lời hỏi han này lại khiến họ đặt những kỳ vọng cao hơn vào con cái mình và khó chấp nhận khi con không hoàn thành được kì vọng đó.

Do cha mẹ quá lo lắng cho tương lai của con: Lo sợ con có cuộc sống vất vả, lam lũ hay không vượt lên được trong một xã hội cạnh tranh nên nhiều cha mẹ tạo áp lực học hành lớn cho con muốn chúng phải giỏi toàn diện ngoài việc học các môn trên lớp còn học thêm ngoại ngữ suốt tuần hay học thêm các môn năng khiếu như vẽ, đàn, hát…

Khi phân tích những nguyên nhân trên, ta phần nào hiểu được sự kỳ vọng của ba mẹ vào con cái. Xét về bản chất, điều đó là rất tốt nhưng do phương pháp của các bậc phụ huynh chưa đúng cách nên đôi khi kết quả đem lại không như mong muốn đồng thời còn phản tác dụng. Dưới đây là những hậu quả mà trẻ phải gánh chịu từ áp lực của ba mẹ:

  • Gia tăng căng thẳng, lo âu

Nhận được sự kì vọng lớn từ phía các bậc phụ huynh, trẻ luôn phải cố gắng. Các bạn trẻ gặp phải tình trạng căng thẳng liên tục, cộng với việc tập trung cho việc học mà coi nhẹ các hoạt động ngoại khóa, giảm bớt sở thích, đam mê sẽ tác động xấu đến thần kinh của trẻ. Trẻ có cảm giác tiêu cực đối với chuyện học hành, một vài trẻ học hành sa sút hơn khi có quá nhiều áp lực, thậm chí mắc trầm cảm, lo âu hoặc là tự tử.

Trẻ cuối cấp tiểu học có thể xuất những triệu chứng như mất ngủ, rối loạn ăn uống, lo lắng quá mức, gian lận, kiệt sức, từ bỏ sở thích cá nhân hoặc xa lánh bạn bè và gia đình….

Áp lực từ phụ huynh

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

Áp lực học tập gây tới sự quá tải cho cơ thể đang phát triển của con trẻ. Con có thể bị đau dạ dày, tiêu chảy, đau đầu và phát ban. Nhiều trẻ sợ đến trường, ghét chuyện học tập, càng cố ép, trẻ có thể ghét luôn cha mẹ mình.

  • Hình ảnh tiêu cực về bản thân

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ bị bố mẹ đặt nhiều áp lực bằng cách quản lý quá mức việc học tại trường có khả năng cao mắc trầm cảm, có biểu hiện không thích cuộc sống, giảm tính tự chủ và năng lực. Cách nuôi dạy con theo hình thức kiểm soát đã làm suy yếu sự phát triển nhận thức của trẻ về bản thân, khiến cho trẻ khó chấp nhận, sợ hãi mỗi khi thất bại. Trẻ sẽ luôn nghĩ mình là kẻ kém cỏi không dám tự tin với những khuyết điểm của bản thân. Điều đó có tác hại rất lớn, bởi không ai có thể thập toàn dù cho là người trưởng thành vẫn luôn vấp phải những khuyết điểm của bản thân. Thay vì kì vọng biến con trẻ thành một người thập toàn thì bố mẹ nên dạy bé tự tin vượt qua sự khó khăn

  • Thái độ bất cần và buông bỏ

     Khi áp lực đến một mức trẻ không còn chịu được, con sẽ có xu hướng buông bỏ và tỏ thái độ bất cần. Đến lúc này, mọi áp lực từ cha mẹ dường như vô tác dụng với con. Con trẻ sẽ không còn nghe bất cứ điều gì mà bạn nói thay vào đó sẽ là sự chống đối. trẻ sẽ tự thu mình lại trong chiếc “vỏ ốc” an toàn trốn tránh tất cả những áp lực dù là nhỏ nhất. Nhiều trường hợp sẽ dẫn đến các triệu chứng nhiễu tâm và dẫn dần trở thành loạn thần nếu không có sự theo dõi, điều trị kịp thời.

    Cuối cùng chúng tôi muốn nhắn nhủ đến bạn đọc là các bậc phụ huynh: Chuyện đặt áp lực học tập quá sức lên con trẻ tuổi tiểu học có thể gây tác dụng phụ tai hại, thậm chí có thể hủy hoại chuyện học tập của con, khiến  thần kinh của trẻ bị stress quá mức. Điều bạn cần làm là thay đổi quan niệm của chính mình, đừng tự mình khiến cho  cuộc sống của con thêm mệt mỏi, hãy chú ý hơn đến con trẻ để biết được điều chúng cần thay vì áp đặt những mong muốn của bản thân.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Pham Khanh

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com