Áp lực học tập – tôi đã nghỉ đến cái chết
Em có nhiều điều muốn tâm sự, muốn được giãi bày nhưng chỗ em ở không có bác sĩ tâm lý. Khi đến chỗ đông người quá lâu, em có cảm giác khó thở. Khi về nhà em sẽ bị thở dốc và gào khóc ầm ĩ. Bố mẹ em lại không hiểu được điều này nên luôn tạo áp lực học tập cho em. Em bị mất ngủ và cảm thấy cuộc sống của mình bế tắc. Em thường nghĩ đến cái chết và chỉ muốn chết sớm để thoát khỏi những áp lực em phải hứng chịu. Xin chuyên gia tư vấn giúp em.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Áp lực học tập khiến con gục ngã
- Áp lực học đường khi chuẩn bị lên cấp
Lời tâm sự:
Chào tư vấn An Nam!
Em muốn được tư vấn tâm lý. Những năm gần đây, em bắt đầu nghĩ đến việc tự tử mỗi ngày nhưng vẫn chưa có can đảm. Chỗ em chật chội nên có tìm cũng chẳng có bác sĩ tâm lý nào ở đây để em có thể chia sẻ về những vấn đề của mình. Em thật sự bế tắc lúc này. Em bị mất ngủ nhiều hơn. Lúc ở nơi đông người quá lâu, em có cảm giác khó thở, khi về nhà em sẽ bị thở dốc và gào khóc ầm lên. Nhưng bố mẹ em lại không để ý đến cảm xúc của em. Ngày nào cũng tạo áp lực học tập khiến em chỉ muốn chết sớm cho rồi.
Em gái thân mến!
Trước tiên, cảm ơn em đã tin tưởng gửi những lời tâm sự của mình về chuyên mục tư vấn Tâm lý, tình yêu, hôn nhân, gia đình của Tư vấn An Nam. Đọc những dòng tâm sự ngắn ngủi của em, tôi hiểu được sự bế tắc em đang gặp phải. Tôi thấu cảm và xin được chia sẻ cùng em.
Qua lời chia sẻ của em trong thư, tôi biết hiện tại tâm lý của em rất bất ổn. Em thường xuyên nghĩ đến cái chết và chỉ muốn chết sớm, có lẽ điều đó giúp em thoát khỏi những áp lực em phải hứng chịu trong cuộc sống. Đó là áp lực về học tập và hơn hết là bố mẹ em lại không quan tâm đến điều đó. Đứng trước rất nhiều khó khăn em gặp phải cũng như biểu hiện tâm lý có sự bất thường của con mình, bố mẹ em vẫn tiếp tục tạo áp lực học tập khiến em luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, khủng hoảng. Mỗi khi đến chỗ đông người quá lâu, em thường cảm thấy ngột ngạt, khó thở và khi trở về nhà em sẽ bị thở dốc và gào khóc ầm ĩ. Những lúc như vậy, bố mẹ em thường nói thế nào? Có biểu hiện gì trước thái độ và hành vi của em hay không?
Em có nói bản thân bị áp lực với việc học tập có thể thấy bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào em. Ngoài việc học trên lớp, em có thường xuyên phải học thêm và thời gian học ở nhà của em là bao nhiêu tiếng một ngày? Kết quả học tập của em từng năm học thế nào? Em có hài lòng với kết quả đó hay không? Bố mẹ em đánh giá như thế nào về sự cố gắng cũng như kết quả học tập em đã đạt được? Đối với vấn đề học tập của mình, em đã có sự cố gắng hết sức và đã biết cách sắp xếp thời gian, kế hoạch một cách khoa học hay chưa? Bởi nhiều khi bản thân em không xác định được mục tiêu, kế hoạch học tập cũng như trong cuộc sống sẽ luôn rơi vào trạng thái stress. Em luôn thấy có quá nhiều vấn đề xảy đến với mình, nhiều việc phải làm, mọi thứ hỗn độn kiến em ngột ngạt và muốn né tránh. Nghĩ đến cái chết là một trong những cách giúp em thoát khỏi những vấn đề hiện tại nhưng đó là biện pháp giải quyết mang tính tiêu cực, tự làm hại chính mình. Cho nên em cần thay đổi suy nghĩ của mình theo hướng tích cực, lạc quan hơn. Cuộc sống luôn có những khó khăn, thử thách đòi hỏi mỗi người chúng ta phải cố gắng, nỗ lực vượt qua. Em hãy bình tâm, từng bước tìm cách giải quyết vấn đề của mình bởi chuyện gì cũng sẽ có cách giải quyết của nó. Tìm đến sự giải thoát tiêu cực đó là điều không nên làm. Cuộc sống còn nhiều điều tươi đẹp chờ em khám phá. Em còn trẻ tuổi, tương lai còn rộng mở và cơ hội sẽ đến với em. Thật may mắn khi em chưa có đủ can đảm để tìm đến cái chết mặc dù em đã nghĩ thường xuyên đến nó trong nhiều năm nay. Bởi thực sự điều đó xảy ra, cuộc sống của em đã khép lại. Vì thế, em hãy dừng suy nghĩ về điều này và tìm cho mình những niềm vui khác trong cuộc sống. Bên cạnh đó, em hãy cố trấn tĩnh bản thân, suy nghĩ tích cực, lạc quan và tìm ra cách thức giải quyết những vấn đề khó khăn của mình.
Trước những áp lực học tập như vậy, em đã từng làm gì để giải tỏa bớt căng thẳng cho mình? Em nói bố mẹ không hiểu em mà còn tiếp tục tạo áp lực cho em. Vậy em có thường xuyên nói với bố mẹ về điều này hay không? Em có nói em cảm thấy khủng hoảng, khó khăn trong học tập và nhờ sự giúp đỡ từ bố mẹ? Việc chia sẻ, lắng nghe và thấu hiểu nhau trong mối quan hệ giữa mọi người thực sự là điều cần thiết bởi sẽ giúp em giải tỏa được những căng thẳng em đang gặp phải, mở ra những suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn. Khi đến chỗ đông người tại sao em lại cảm thấy khó thở? Em có thường xuyên ra ngoài và dễ dàng hòa nhập trong các mối quan hệ hay không? Trong lúc đó, em có thấy bản thân cô đơn, lạc lõng hay chán ghét mọi người, những thứ xung quanh? Những cảm xúc tiêu cực nào thường trỗi dậy trong em? Em có bạn bè thân hay không? Điều em gặp phải đã khi nào em chia sẻ với ai hay chưa?
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
Trong hoàn cảnh này, trước tiên, em nên nói chuyện rõ ràng với bố mẹ, hãy chia sẻ thật lòng những điều em đang cảm thấy, đang gặp phải để bố mẹ hiểu được tình hình của em, giảm bớt áp lực học tập cho em. Việc sắp xếp thời gian hợp lý và lập kế hoạch rõ ràng trong việc học tập là điều cần thiết, giúp em tránh khỏi suy nghĩ có quá nhiều việc phải làm, nhiều bài vở phải học mà làm tâm lý em khủng hoảng. Bên cạnh đó, em nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tìm đến những hoạt động em yêu thích. Ở lứa tuổi của em, em rất mong muốn nhận được sự tôn trọng từ cha mẹ, những người xung quanh để em cảm thấy mình luôn được yêu thương, thông cảm. Nhưng để có được điều đó, em cần hiểu và yêu thương chính mình trước hết. Khi em luôn sống trong sự vui vẻ, lạc quan em sẽ tạo được cảm giác thân thiện, dễ chịu với những người xung quanh, cuộc sống của em vì thế cũng bớt đi những lo âu, mệt nhọc. Mong em sớm giải quyết được vấn đề của mình, vượt qua khó khăn, áp lực hiện tại và tìm được nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Thân mến chào em!
Bài viết liên quan: