Ứng xử với con riêng của chồng
Có lẽ khi quyết định chọn một mối quan hệ gia đình với những đứa con riêng của chồng hay của vợ, bạn đều đã có những suy nghĩ kỹ càng cũng như dự tính mọi chuyện sẽ ra sao. Nhưng không phải tất cả những dự tính của bạn đều theo mong muốn, có khi bạn cảm giác như bất lực không biết phải làm sao trong cách ứng xử với con riêng của chồng hay vợ bạn. Đôi khi bạn trong cách ứng xử này còn khiến cho tình cảm của vợ chồng bạn gặp nhiều trắc trở và rạn nứt vì những suy nghĩ sai lầm hoặc sự hiểu nhầm nhau.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Chồng có con riêng
- Phải làm gì khi chồng có con riêng
Chuyên gia tham vấn tâm lý:
Bạn thân mến! cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi lời tâm sự về chuyên mục Tư vấn tâm lý tình yêu, hôn nhân gia đình của Tư vấn An Nam, băn khoăn của bạn chuyên gia của chúng tôi chia sẻ như sau:
Có lẽ khi quyết định chọn một mối quan hệ gia đình với những đứa con riêng của chồng hay của vợ, bạn đều đã có những suy nghĩ kỹ càng cũng như dự tính mọi chuyện sẽ ra sao. Nhưng không phải tất cả những dự tính của bạn đều theo mong muốn, có khi bạn cảm giác như bất lực không biết phải làm sao trong cách ứng xử với con riêng của chồng hay vợ bạn. Đôi khi bạn trong cách ứng xử này còn khiến cho tình cảm của vợ chồng bạn gặp nhiều trắc trở và rạn nứt vì những suy nghĩ sai lầm hoặc sự hiểu nhầm nhau.
1. Đừng bao giờ ngăn cản bé gặp mẹ ruột
Bạn có thể quan tâm đến bé nhưng không có quyền ngăn cản trẻ nghĩ và đến bên người mẹ ruột, bởi đó là tình cảm thiêng liêng máu mủ không thể tách rời, nếu bạn làm như vậy sẽ khiến bé vô cùng oán hận, càng khiến cho bé xa lánh bạn. Trong trường hợp mẹ bé là người có đạo đức không tốt thì bạn có thể cho bé gặp mẹ trong sự giám hộ của mình, như việc bạn có thể đưa bé đi đến nơi gặp hoặc bạn và chồng bạn cùng đưa bé đi.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
2. Hãy kiên nhẫn với bé
Thời gian sẽ giúp bạn tìm được tiếng nói chung với con riêng của chồng, vì vậy bạn hãy cho bé thời gian để có thể hiểu tình cảm của bạn và thích nghi dần với một cuộc sống mới, với việc nó có một người mẹ mới. Bạn đừng cố gắng tỏ ra muốn can dự vào tất cả mọi sự kiện, hoạt động của bé. Bé cần không gian riêng thâm chí cả một quãng thời gian dài để đối phó với những xung đột nội tâm để sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi quá lớn lao này. Có khi bé vừa trải qua một quãng thời gian tồi tệ vì chứng kiến gia đình tan vỡ.
3. Hãy chia sẻ những khó khăn của bạn với chồng
Chồng bạn chính là cầu nối để bạn đến gần bên bé hơn vì vậy bạn nên chia sẻ với chồng những khó khăn khi mà bạn gần gũi với bé. Việc bạn chia sẻ với chồng vừa nhận được thêm lời khuyên và có thể khiến chồng bạn hiểu được những nỗi khổ của bạn. Từ đó sẽ khiến cho anh ấy hiểu bạn hơn, thông cảm với bạn, giúp bạn vượt qua những lúc khó khăn. Tuy nhiên bạn cần chú ý khi chia sẻ vấn đề bạn không nên nói khi bé đang ở đó để tránh có thể làm bé tổn thương.
4. Hãy nhớ giữ bí mật nhé
Dù bạn có thân thiết với bé đến đâu thì tính vốn thật thà của trẻ thường hay kể chuyện. Có bất cứ chuyện gì bạn kể có thể bé sẽ kể hết với mẹ bé, không biết người ta có thiện ý với bạn hay không, hay người ta thêm bớt câu chuyện của bạn sẽ khiến cho bạn gặp nhiều rắc rối.
Bài viết liên quan: