0904030189

Cách để “mẹ kế” đối xử với con chồng

Tôi kết hôn năm 29 tuổi, chồng tôi là người đàn ông đã từng có một đời vợ và đang sống với một đứa con trai 13 tuổi. Ban đầu tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều để có thể đến với anh, để có thể chấp nhận cuộc sống bị người ngoài dị nghị “ mẹ ghẻ, con chồng”. Nhưng có về sống chung mới biết, con trai anh không thích tôi. Nó thường hay chống đối và quậy phá,  thậm chí xem tôi như osin trong nhà. Điều đó làm tôi rất khổ tâm và khiến vợ chồng tôi thường xuyên nảy sinh ra những trận cãi vã. Bây giờ tôi không biết phải cư xử như thế nào với con của chồng, dù có quan tâm như thế nào cũng đều không được nó chấp nhận. Chuyên gia tâm lý tư vấn giúp tôi với.



Chuyên gia tư vấn tâm lý:

Chào bạn!

“Mấy đời bánh đúc có xương. Mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng”. Quan niệm ấy không những tồn tại trong nhận thức của những người xung quanh mà còn trong suy nghĩ của trẻ, nó khiến cho mối quan hệ giữa ” mẹ kế” và ” con chồng” luôn tồn tại khoảng cách.

Bạn đã biết trước những khó khăn khi lấy anh ấy và chấp nhận việc anh ấy có con riêng thì bạn phải cố gắng để vượt qua nó. Hơn nữa vợ chồng bạn đến với nhau khi con riêng của anh ấy đang ở độ tuổi dậy thì, lứa tuổi đã có thể nhận thức được mọi điều tuy nhiên cách hành động cũng như ứng xử lại khó kiểm soát được. Chuyên gia tâm lý tư vấn về hôn nhân và gia đình của Tư vấn An Nam xin mách nhỏ cho bạn một số bí quyết để chung sống hòa bình với con riêng của chồng nhé.

Đầu tiên đa phần ” con riêng” sẽ tỏ ra thờ ơ, xa lánh, thậm chí căm ghét bạn ra mặt vì cho rằng bạn đã cướp mất sự quan tâm của bố nó đối với nó và tranh vị trí của mẹ nó. Tâm lý của nó lúc nào cũng xem bạn như người ngoài thậm chí là một nhân vật phản diện. Lúc này về mặt tâm lý, nó sẽ cảm thấy khó chấp nhận được việc có người khác chung sống trong nhà và chia sẻ tình cảm của bố nó. Đây là những phản ứng hết sức bình thường thế nên bạn hãy thật nhẹ nhàng và cảm thông cho điều đó. Bạn hãy khéo léo tìm hiểu suy nghĩ cũng như những tâm sự của con để có thể có cách cư xử phù hợp hơn.

Nếu vì nó tỏ ra ghét bạn, không ưa bạn, coi bạn là người thừa trong gia đình và không tôn trọng ý kiến của bạn hoặc tìm cách để bắt lỗi bạn trước mặt bố nó mà bạn trở nên căng thẳng, ghét bỏ thậm chí tìm cách trả đũa lại nó thì sẽ càng khiến cho mọi việc thêm phức tạp. Hơn hết nếu bạn làm như vậy người ngoài sẽ chẳng biết nội tình là ai đúng ai sai mà sẽ cho rằng bạn mới chính là nguyên nhân gây ra tất cả. Tình cảm của vợ chồng bạn cũng vì thế mà nảy sinh nhiều mâu thuẫn không đáng có.

Hãy tìm cách nói chuyện, tìm hiểu tâm sự của con. Thay vì việc xét nét chấp nhặt nó thì hãy tỏ ra bao dung và quan tâm chân thành. Hãy chứng tỏ cho nó thấy bạn cư xử với nó như một người lớn và cũng coi nó là một người trưởng thành nên hãy biết cách để cư xử đúng mực với nhau.

Cho dù giữa bạn và ” con riêng” có xảy ra xích mích, mâu thuẫn hay chính cách cư xử của nó khiến bạn trở nên bực bội thì đừng vội ” mách tội” con đối với chồng. Việc đó sẽ không giải quyết được mâu thuẫn giữa cả hai, mà thậm chí sẽ khiến con có tâm lý cho rằng bạn là một kẻ ” mách lẻo” và cố tình chia rẽ tình cảm của bố nó với nó. Và có thể nó sẽ tìm cách để trả thù để bố nó ghét bạn. Bản thân chồng bạn là người đứng giữa mối quan hệ này sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Anh ấy luôn mong chờ bạn là người bao dung và có thể yêu thương con anh ấy nhưng những gì bạn thể hiện không cho anh ấy niềm tin vào bạn nữa. 

Đừng tạo cho anh ấy những áp lực không đáng có, việc đó sẽ càng làm cho tình trạng thêm nghiêm trọng mà thôi.

Tổng đài tư vấn tâm lý trực tuyến 24/7: 0904030189

Bạn hãy quan tâm tới con bằng tình cảm chân thành của bạn. Thể hiện cho con thấy rằng việc bạn đang cố tạo mối quan hệ tốt với con không những chỉ vì bạn mà còn vì con và vì cả không khí của gia đình nữa. Việc bạn chung sống trong cùng một gia đình với con sẽ khiến con cảm thấy cuộc sống gia đình, những nề nếp thói quen cũ thay đổi quá nhanh và chưa thể thích ứng được với điều đó. Thay vì ép con vào một khuôn khổ nhất định thì hãy cho con thời gian để thích ứng với điều đó. Đừng cố thay đổi những thói quen, nề nếp trong nhà theo ý của bạn một cách triệt để mà thay vì thế hãy học cách hòa hợp với nó và thay đổi mọi thứ dần dần.

Một trong những lý do khiến cho con không ưa gì bạn chính là việc nó không thích chia sẻ tình yêu của bố nó với người phụ nữ nào khác ngoài mẹ nó. Vì thế trước mặt con đừng bao giờ tỏ ra âu yếm quá với chồng bạn, điều đó sẽ nảy sinh ra ác cảm rằng bạn cướp hết sự quan tâm của bố nó và cướp đi vị trí mà đáng nhẽ ra là của mẹ nó. Hãy cùng bố nó quan tâm con và thể hiện sự quan tâm đó trước mặt nó để con có thể cảm nhận thấy rằng có ” mẹ kế” là con có thêm một người quan tâm và yêu thương con.

Nếu trong gia đình tồn tại ” con anh, con tôi, con chúng ta” cách tốt nhất là bạn hãy đối xử thật công bằng giữa các con. Đừng tỏ ra thiên vị hay chiều chuộng quá tới ai cả bởi chúng sẽ cho rằng bạn không thương nó và sự xuất hiện của bạn khiến cho tình yêu của bố nó với nó bị chia sẻ đi quá nhiều phần.

Hãy đối xử với con bằng cả tấm lòng, cách tốt nhất để chung sống hòa hợp với nhau là hãy cư xử chân thành với nhau. Nếu như bạn quá quan tâm chiều chuộng nó thì nó sẽ dễ sinh hư vì cho rằng bạn phải nghe theo nó và thỏa mãn những ý muốn của nó. Hãy cho nó thấy bạn sẵn sàng khen ngợi những điều tốt và những điều con đạt được những nghiêm khắc với những tội lỗi của con.

Chúc bạn và gia đình hạnh phúc !

Mọi khó khăn vướng mắc muốn được các chuyên gia tâm lý trực tiếp tư vấn, giải quyết, giúp đỡ bạn xin vui lòng gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn tâm lý trực tuyến 24/7: 0904030189.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 18-11-2022 bởi To Nhu

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com