0904030189

Làm sao để kiểm soát cơn ghen?

Làm sao để kiểm soát cơn ghen?

“Ghen tuông, dù vì lý do gì cũng là một trạng thái cảm xúc tiêu cực, có thể dẫn đến những hành động và kết cục tiêu cực”. Hãy kiểm soát cơn ghen của mình để tình yêu khiến cho cả hai cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc; chứ đừng biến nó trở thành gánh nặng của nhau.



Lời chia sẻ

Ghen tuông đôi khi là một thứ gia vị khiến tình cảm yêu đương trở nên mặn nồng, sâu sắc và thêm phần thú vị; nhưng với loại gia vị đó, nếu như nêm quá tay thì đó lại là một loại thuốc độc giết chết tình yêu. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn ghen tuông cho bằng được, mà có nhiều người, họ nhận thấy rằng mình đã ghen tuông thái quá rồi nhưng họ vẫn không thể nào kiểm soát được cảm xúc, hành vi của mình. Vậy mỗi lần cảm thấy bản thân sắp xuất hiện những cơn ghen, bạn nên làm gì?

1. Nhìn nhận lại vấn đề

Mỗi lần có cảm giác ghen tuông, bạn có những cách hành xử không đúng đắn, hơi nóng vội, hay kiểm soát, cau có, mắng chửi người yêu/chồng của bạn. Những lúc này, bạn nên nhìn nhận lại và tự hỏi bản thân rằng tại sao mình lại lựa chọn cách ứng xử như vậy? Liệu có cách ứng xử nào khác phù hợp hơn? Cuộc sống này có vô vàn những thứ đến với chúng ta mà chúng ta không thể kiểm soát được, trong đó có cả những điều ta không hề mong muốn; nhưng chúng ta lại có quyền quyết định việc mình nhìn nhận và phản ứng với hoàn cảnh đó như thế nào.

Cách bạn cằn nhằn, kiểm soát, chất vấn, thậm chí là xúc phạm đến người kia sẽ khiến cho người kia và ngay cả chính bản thân bạn cảm thấy tổn thương, thất vọng. Liệu anh ấy có thoải mái, bạn có cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ được khi mối quan hệ giữa hai người luôn tồn tại những mâu thuẫn như vậy? Bản thân bạn có thực sự mong muốn mình đối xử với người bạn yêu thương bằng cách như thế không? Nếu không muốn thì bạn sẽ nên làm gì?

2. Tìm hiểu nguyên nhân

Bạn nên nghiêm túc trả lời bản thân xem nguyên nhân nào khiến bạn lại trở nên ghen tuông như vậy? Bất kì việc gì cũng thế, chỉ khi biết rõ nguyên nhân rồi bạn mới có thể tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp được.

Nếu nguyên nhân thực sự nằm ở phía anh ấy, bạn nên chia sẻ thẳng thắn với anh ấy, để cả hai tìm được một sự thống nhất trong hành động, mỗi người đều cố gắng vì người kia mà thay đổi một tí. Còn nếu nguyên nhân nằm ở bạn, thì bạn biết rồi đấy, sự thay đổi chỉ có thể nằm ở chính bạn thôi. Bạn không thể đổ thừa cho tính cách hay cảm xúc của mình, vì những thứ đó nếu cố gắng thì đều có thể thay đổi được; Còn thực tế, chẳng ai có thể sống phụ thuộc vào cảm xúc của người khác cả đời cả. Nếu như họ không có lỗi, nhưng suốt ngày bị càm ràm, trách móc, bắt thay đổi này kia. Trong khi đó, ở một nơi khác, có một người khác đối xử với anh ấy bằng sự ngọt ngào; không băn khoăn, thắc mắc; không chất vấn mỗi ngày; mang đến cho họ sự bình yên, thoải mái. Nếu là bạn trong trường hợp đấy, bạn sẽ chọn ai, chọn nơi nào để đến?

Nếu bạn rơi vào tình huống như vậy, nhưng bạn lại không nhanh chóng điều khiển cảm xúc của mình, người ấy sẽ rời xa bạn như là một sự giải thoát; chứ không phải có một người nào khác bên ngoài quyến rũ, lôi kéo anh/cô ấy.

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

3. Tìm một ai đó để giải tỏa

Những cảm xúc, tâm trạng của bạn, nhất là những cảm xúc tiêu cực, nếu không được chia sẻ thì bạn sẽ càng cảm thấy khó chịu. Chính vì vậy, bạn nên tìm cho mình một người đủ tin cậy để giải tỏa, để cho những cảm xúc tiêu cực đấy không xui khiến bạn có những hành động tiêu cực.

Những người đó nên là những người có kinh nghiệm, biết nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, và nếu là người lớn tuổi hơn thì càng tốt. Bởi, nếu bạn tìm một người chỉ biết hùa theo cảm xúc của bạn, sẽ có thể cảm thấy được cảm thông đấy; nhưng đi cùng với đó là sự ấm ức, tức giận, bực bội hơn, mà không tìm ra lý do để tha thứ, thông cảm cho đối phương. Còn nếu bạn tâm sự với một người hùa theo cảm xúc của đối phương, bạn sẽ tự trách bản thân mình, hoặc là cho rằng người kia không hiểu được bạn đang trải qua những gì. Ngược lại, nếu bạn tâm sự với một người khác quan, họ sẽ biết phân tích xem ai đúng, ai sai; cần góp ý những gì, cần sửa đổi như thế nào cho nó phù hợp.

4. Lên kế hoạch thay đổi

Sau khi đã nhận thấy cách mình ứng xử chưa phù hợp, bạn nên lên kế hoạch, lên danh sách những điều tốt đẹp mà bạn muốn làm cho đối phương, người mà bạn hết lòng yêu thương. Sau đó, bạn sẽ từ từ thực hiện từng điều một.

Tất nhiên, bạn cũng nên chia sẻ nhiều hơn về cảm xúc của mình, để người yêu/chồng bạn có thể thấu hiểu bạn hơn. Bên cạnh đó, bạn muốn nhận được điều gì từ đối phương thì bạn phải trao cho họ điều đó, sau đó họ sẽ đáp lại bạn bằng một điều tương tự.

5. Tự nhắc nhở bản thân

Có nhiều người dẫu biết được mình cần làm gì, phải làm gì rồi; nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Vì vậy, bạn phải thường xuyên nhắc nhở bản thân rằng “Mình có thể tự kiểm soát được cảm xúc của mình”, “Đó là những cảm xúc tiêu cực, mình không nên nghĩ đến, không nên để nó xuất hiện ở trong đầu”. Cùng với đó, bạn nên cố gắng lấp đầy thời gian bằng những điều tích cực để giảm bớt thời gian cho những suy nghĩ tiêu cực.

Trong tình cảm, bạn nên nhớ điều này: “Ghen tuông, dù vì lý do gì cũng là một trạng thái cảm xúc tiêu cực, có thể dẫn đến những hành động và kết cục tiêu cực”. Hãy để tình yêu khiến cho cả hai cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc; chứ đừng biến nó trở thành gánh nặng của nhau.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi tuvanannam

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com