0904030189

Những lý do bạn không giữ được nhân viên giỏi

Những lý do bạn không giữ được nhân viên giỏi

Nhân viên giỏi là một nguồn nhân lực ưu tú có thể mang lại lợi nhuận và hiệu suất công việc cao. Các nhà lãnh đạo luôn trăn trở về việc làm sao để có thể giữ chân được nhân viên giỏi? Trường hợp nhiều nhân viên luôn tìm cách nhảy việc với nhiều lý do khác nhau, điều này có thể trực tiếp từ các nhà lãnh đạo phần nhiều. Nguồn nhân lực, nguồn chất xám dồi dào cứ đồng loạt chảy ra ngoài là một sự thiệt hại rất lớn đối với nhà lãnh đạo, chúng ta sẽ cùng bàn luận về việc tại sao bạn không giữ chân được nhân viên giỏi?



Nhân viên giỏi là một nguồn nhân lực ưu tú có thể mang lại lợi nhuận và hiệu suất công việc cao. Các nhà lãnh đạo luôn trăn trở về việc làm sao để có thể giữ chân được nhân viên giỏi? Trường hợp nhiều nhân viên luôn tìm cách nhảy việc với nhiều lý do khác nhau, điều này có thể trực tiếp từ các nhà lãnh đạo phần nhiều. Nguồn nhân lực, nguồn chất xám dồi dào cứ đồng loạt chảy ra ngoài là một sự thiệt hại rất lớn đối với nhà lãnh đạo, chúng ta sẽ cùng bàn luận về việc tại sao bạn không giữ chân được nhân viên giỏi?

1. Tại sao nhân viên giỏi lại có ý định muốn nhảy việc?

Theo thang bậc nhu cầu của nhà Tâm lý Maslow nhu cầu thấp nhất là nhu cầu về mặt bản năng như ăn, uống, ngủ nghỉ, sinh lý; nhu cầu tầng bậc cao nhất là được khẳng định bản thân mình, và nhu cầu ở giữa thì họ mong muốn được thừa nhận. Đó là một số những nhu cầu của một cá nhân, khi nhà lãnh đạo chưa đủ tinh tế để có thể tạo điều kiện, thừa nhận hay tạo ra cho nhân viên của mình một mức lương đảm bảo đời sống cơ bản của nhân viên thì việc nhảy việc là tất yếu sẽ xảy ra.

Khi các nhu cầu ở tầng bậc thấp được đáp ứng giả dụ như trong công việc đó là một khả năng đáp ứng đủ cuộc sống cá nhân của nhân viên, thì họ sẽ có mong muốn được đáp ứng cả các nhu cầu ở tầng bậc cao hơn chẳng hạn như họ được tín nhiệm giao việc và được đánh giá cao bằng cách thừa nhận những công sức lao động mà mình bỏ ra.

Chúng ta sẽ cùng xem các tình huống có thể dẫn tới việc nhân viên không hài lòng và muốn từ bỏ nơi làm việc.

2. Cảm giác không được tin tưởng

Giao việc là một trong những yếu tố rất quan trọng để tạo niềm tin mà sếp dành cho nhân viên. Thứ nhất sếp vừa nhàn nhã mà lại tạo cho nhân viên niềm tin. Thứ hai người nhân viên sẽ có cảm giác mình được thừa nhận, được tín nhiệm và cảm giác được đánh giá cao. Nếu một nhà lãnh đạo chỉ chăm chăm sợ hãi rằng nhân viên sẽ làm hỏng hết việc của mình và ôm hết tất cả công việc vào thân sẽ gây ra những tác động rất tiêu cực tới cảm giác của nhân viên. Một phần nữa sự ôm đồm của người lãnh đạo có thể khiến cho công việc không có được hiệu suất tích cực, vì cho dù bạn giỏi tới đâu thì bạn cũng không thể làm quá nhiều việc cùng một lúc mà mang lại hiệu quả như bạn mong đợi. Đối với người nhân viên họ sẽ không cảm giác được giá trị của mình được coi trọng dẫn tới chán nản và không có động lực để cố gắng làm việc.

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

3. Trả công không xứng đáng

Khi nhân viên giỏi mang lại ích cao cho tập thể nhưng ngược lại họ lại được trả công cũng chẳng hơn các nhân viên khác là mấy, thậm chí thưởng cũng không hơn không kém 1 tháng lương như nhau điều này sẽ gây ra sự bất mãn của họ về việc công lao được đền đáp không xứng đáng. Điều này làm thủ tiêu năng lực phấn đấu của nhân viên, thậm chí họ cảm thấy ở nơi đây làm việc mòn mỏi, chán ngắt chẳng có gì đáng để chúng ta cố gắng thêm.

4. Không quan tâm tới sức khoẻ tinh thần và thể chất của nhân viên

Nhà lãnh đạo đừng nghĩ rằng nhân viên đi làm chỉ để kiếm tiền mà họ còn làm trong tinh thần vui tươi, thoải mái và niềm đam mê. Các hoạt động tinh thần là một trong những điều không thể nào được thiếu vắng. Bởi chính những hoạt động này lại khiến họ có cảm giác yêu và gần gũi với nơi này hơn. Hơn nữa đây là các hoạt động gắn kết cực kì hiệu quả. Họ phải được làm việc trong môi trường thân thiện, gần gũi, đoàn kết. Bạn hãy thử nghĩ đến việc đến công ty đến quạt điện bật cũng phải dè chừng, bóng điện bật cũng phải chú ý thì có nhân viên nào lại lựa chọn một không gian làm việc trong tình trạng không được quan tâm về sức khoẻ thể chất và hoạt động tinh thần cũng không. Sẽ chẳng có nhân viên nào yêu thích điều này.

5. Luôn luôn hứa suông

Một nhà lãnh đạo có thể vui miệng trao hết kì vọng này tới kì vọng khác, hứa hết chuyện này tới chuyện khác nhưng rốt cuộc chẳng thực hiện được gì cho nhân viên thì nhà lãnh đạo đó sớm muộn cũng không còn được nhân viên tin tưởng và tín nhiệm. Thật buồn cười nếu sếp bạn hứa sẽ trả lương cho bạn ở mức lương này nhưng tới tận cả hàng năm sau mức lương vẫn chưa đạt đến điểm dưới của con số hứa hẹn. Dần dần nhà lãnh đạo đó có nói thêm gì thì cũng vô nghĩa đối với nhân viên.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi tuvanannam

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com