0904030189

Nguyên nhân trầm cảm tuổi dậy thì

Nguyên nhân trầm cảm tuổi dậy thì

Trầm cảm tuổi dậy thì – Một căn bệnh tâm lý rất nguy hiểm và đáng được báo động thời gian gần đây. Trầm cảm khiến cho trẻ cảm thấy buồn chán, lo âu, mất hứng thú và đặc biệt tình trạng này thường kéo dài, dẫn đến thay đổi tâm trạng, cảm xúc lẫn hành vi cùng rất nhiều vấn đề khác trong cuộc sống hẳng ngày của trẻ. Một số người nghĩ stress là trầm cảm nhưng trên thực tế, trầm cảm hiếm gặp và nguy hiểm hơn rất nhiều so với stress. Vậy ở trẻ, nguyên nhân đâu dẫn đến trầm cảm tuổi dậy thì?



Trước tiên, chúng ta đều biết rằng tuổi dậy thì là tuổi nổi loạn nhất của trẻ. Trầm cảm, không chỉ làm cảm giác buồn, thi thoảng, chúng ta đều thấy thấp thỏm, buồn bã hoặc không tìm thấy động lực, nhưng trầm cảm không chỉ đơn giản là như vậy. Những dấu hiệu rõ rệt của trầm cảm thường là sự lo âu kéo dài, mất hứng thú trong cuộc sống, mệt mỏi hoặc có ý định hay đã từng có tiền lệ tự sát, và những điều này phải kéo dài ít nhất trong 2 tuần. 

Ở trẻ vị thành niên, khi đang trong độ tuổi dậy thì, sẽ có một số nguyên nhân có thể khiến trẻ mắc chứng trầm cảm như sau.

1. Sự thay đổi các hoocmon trong cơ thể.

Ở tuổi dậy thì, cơ thể trẻ phát triển một cách nhanh chóng, đôi khi vì điều này khiến máu lưu thông một cách bất thường, cơ thể lóng ngóng vì trẻ chưa thích nghi kịp, và đặc biệt là các hoocmon có trong cơ thẻ có thể tăng giảm bất thường khiến trẻ có thể thay đổi cảm xúc liên tục, khiến trẻ dễ cáu gắt, buồn chán,… hay chức năng hệ thần kinh suy giảm khiến trẻ rơi vào trầm cảm.

2. Di truyền trong gia đình 

Theo một số nghiên cứu khoa học thì chứng minh một điều cha hoặc mẹ từng có tiền sử về bệnh trầm cảm thì con cái cũng dễ có khả năng mắc chứng trầm cảm này. Các nhà khoa học tìm thấy 2 biến thể gen liên quan đến trầm cảm nặng là SIRT và LHPP. Ngoài ra, khi phụ nữ mang thai gặp các vấn đề về rối nhiễu tâm thần thì con cái sinh ra cũng có thể mắc một số rối nhiễu khi bị ảnh hưởng từ người mẹ.

3. Hồ sơ, tiểu sử

Những sự việc, ký ức tồn tại từ thời thơ ấu rất có khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của trẻ. Một đứa trẻ hồi nhỏ từng bị bạo lực, sống trong gia đình với đầy rẫy mâu thuẫn, bất hòa thì đứa trẻ rất dễ có những hành vi tương tự trong tương lai. Hay là tiểu sử từng bị xâm hại tình dục, có thể khi nhỏ trẻ không nhận biết đước và cũng có thể trẻ sợ hãi và bị dồn nén lâu dài, điều này làm cho trẻ khi đủ nhận thức sẽ tự trách móc bản thân, đổi lỗi cho những hành vi đấy là do mình và sẽ khiến tinh thần của trẻ ngày một suy sụp hơn. Hoặc có thể nhiều nguyên nhân khác gây nên các loại ám ảnh, rối loạn về sau này, điều này rất đa dạng….

4. Áp lực học tập

Trong độ tuổi dậy thì, thì hoạt động chủ đạo của trẻ thường là học tập và kết nối nhóm. Một đứa trẻ khi gặp rất nhiều vấn đề ở điểm số, bị thầy cô lẫn cha mẹ khiển trách và cũng đặt thêm nhiều kỳ vọng ở trẻ khiến trẻ rất dễ rơi vào trạng thái bất lực, trầm cảm. Việc cha mẹ, thầy cô không thấu hiểu bản thân mình và áp đặt những áp lực vô lý vượt khỏi khả năng chịu đựng của trẻ là một nguyên nhân rất lớn.

5. Hoạt động nhóm

Như đã nói ở phần trên, hoạt động chủ đạo của trẻ ở giai đoạn này là việc kết nối xã hội, kết nối nhóm. Ở độ tuổi này trẻ rất thích thể hiện bản thân mình, và những người bạn cùng trang lứa là những người dễ dàng chấp nhận cũng như dễ dàng chia sẻ tất cả những điều trong cuộc sống mà cha mẹ rất khó làm được. Cũng chính vì vậy, một số đứa trẻ không tìm được vị trí bản thân mình trong các mối quan hệ này thường cảm thấy lạc lõng, cô đơn, … và lâu dần rất có khả năng sẽ rơi vào trầm cảm. Đôi khi một số đứa trẻ bị bắt nạt, bị bạn bè cô lập, kì thị khiến những đứa trẻ này bị tổn thương rất nặng. Và đôi khi cha mẹ lẫn thầy cô ít chú ý đến vấn đề này khiến sự việc diễn ra nghiêm trọng mới có thể phát hiện và xử lý,…

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

6. Nhận thức của trẻ

Cũng tùy vào từng cá nhân khác nhau mà có thể nguyên nhân gây ra trầm cảm ở trẻ là khác nhau, một đứa trẻ nhận thức mình là thuộc nhóm LGBT+ rất dễ nhạy cảm trong các vấn đề về giới tính, cũng vì vậy trẻ cũng rất dễ tổn thương khi nghe người ta bàn tàn về bản thân họ hoặc nhóm người thuộc về. Cũng có những đứa trẻ ham mê idol một cách cuồng nhiệt, một số idol có vấn đề về rối loạn tâm thần cũng có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng theo, hoặc thậm chí là tự sát theo idol nếu idol có hành vi tự hủy hại. Việc suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, cũng là một vấn đề quan trọng của từng cá nhân trong việc gây nên trầm cảm, và tất nhiêu người thường có lối suy nghĩ tiêu cực có tỉ lệ mắc trầm cảm cao hơn rất nhiều,…. Hay một số trẻ quá yếu, hoặc bị béo phì cũng ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của trẻ.

Như vậy, trẻ độ tuổi dậy thì thực sự gặp nhiều áp lực và khó khăn hơn so với những điều người lớn nghĩ, cha mẹ nên xây dựng cho trẻ một môi trường sống lành mạnh, thường xuyên tâm sự, trò chuyện với trẻ để có thể giải đáp các thắc mắc và khó khăn trong cuộc sống của trẻ. Bệnh trầm cảm tuy nguy hiểm, nhưng bằng sự cố gắng nỗ lực thì chúng ta hoàn toàn có thể điều trị được.

Bài viết liên quan: 

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Minh Đình

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com