0904030189

Một số nguyên tắc cần nhớ trong giao tiếp (phần 1)

Một số nguyên tắc cần nhớ trong giao tiếp (phần 1)

Nhiều người vẫn còn cảm thấy run sợ khi tiếp xúc với người khác, nhiều người vẫn lúng túng không biết nên nói gì với người lạ, nhiều người nói rất nhiều nhưng lại không thể thu phục được lòng người, không thể có được sự lắng nghe của người khác. Ở bài viết này chúng tôi chia sẻ một số nguyên tắc nhỏ cần nhớ trong giao tiếp để cuộc nói chuyện giữa bạn và người khác trở nên hiệu quả hơn.



Giao tiếp là một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta, nhưng không phải ai cũng giỏi trong kỹ năng này. Nhiều người vẫn còn cảm thấy run sợ khi tiếp xúc với người khác, nhiều người vẫn lúng túng không biết nên nói gì với người lạ, nhiều người nói rất nhiều nhưng lại không thể thu phục được lòng người, không thể có được sự lắng nghe của người khác. Ở bài viết này chúng tôi chia sẻ một số nguyên tắc nhỏ cần nhớ trong giao tiếp để cuộc nói chuyện giữa bạn và người khác trở nên hiệu quả hơn.

1. Nói vừa đủ nhưng đúng lúc

Những người nói ít chưa hẳn đã không tốt, và những người nói nhiều cũng không hẳn là sẽ tốt. Có những người ít nói, nhưng nói câu nào là người khác nghe và khâm phục câu đó; nhưng có những người dù nói nhiều nhưng chẳng ai muốn lắng nghe họ.

Một lời nói có ý nghĩa là lời nói cần có nội dung và đúng thời điểm, bạn không cần phải nói quá nhiều, nhưng hãy nói đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh để lời nói của bạn trở nên có giá trị.

2. Đừng trông mặt mà bắt hình dong

Có một người đã từng chia sẻ như thế này “Tôi đã từng nhìn thấy một tay xăm hình đầy người nhường ghế trên xe bus, cũng đã từng nhìn thấy một tay mặc vest sang trọng bắt trộm chim trong công viên. Thời buổi này, ăn mặc đẹp đẽ, lịch thiệp chưa chắc đã là quý ông, ăn mặc hở hang chưa chắc đã là gái gọi”

Ngoại hình, ấn tượng ban đầu là những điều mang lại cho ta những cảm nhận ban đầu về một ai đó, khi bạn chưa có nhiều thời gian tiếp xúc với họ, chưa hiểu về tính chất con người họ. Nhưng bạn đừng vội tin về những điều mắt thấy tai nghe là hoàn toàn đúng sự thật. Hãy cho bản thân một chút thời gian tìm hiểu về đối phương, có khi bạn sẽ tìm ra được rất nhiều điều thú vị từ họ. Thực tế cho thấy có nhiều đôi bạn thân chơi với nhau như chị em, anh em; nhưng đã có khoảng thời gian trước đó họ từng ghét cay, ghét đắng nhau.

 

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

3. Biết cách chia sẻ

“Có chuyện gì thì phải nói ra, đừng chờ người ta tự hiểu, vì người ta không phải là bạn, không biết bạn nghĩ gì. Càng chờ sẽ càng thất vọng mà thôi, nhất là trong chuyện tình cảm”

Trong nhiều mối quan hệ, chúng ta lại không hay chia sẻ những điều mình suy nghĩ, mình cảm nhận cho đối phương biết. Nhất là khi chúng ta buồn, chúng ta thất vọng về đối phương, thay vì nói cho họ biết thì ta lại im lặng và hy vọng, chờ đợi rằng người kia sẽ tự hiểu, tự thay đổi. Thực tế, đến cả bạn đôi khi còn không thể hiểu nổi chính bản thân mình, nên bạn đừng hy vọng rằng người khác sẽ hiểu hoàn toàn về bạn. Nếu bạn muốn có sự thay đổi tích cực trong mối quan hệ của mình, nếu bạn mong muốn đối phương hoàn thiện hơn những điều chưa phù hợp, hãy thẳng thắn góp ý cho họ trên cơ sở tôn trọng. Có thể họ sẽ lắng nghe và biết cách thay đổi nhanh hơn là việc bạn ngồi đó và chờ đợi họ tự ý thức. Chưa kể, bạn không nói rõ lý do, mà cứ “mặt nặng mày nhẹ” sẽ khiến đối phương vô cùng khó chịu và thậm chí họ còn cảm thấy mệt mỏi và không muốn giữ mối quan hệ này nữa.

4. Đừng chê bai những gì người khác thích

Tôi đã từng nhắc đến ở rất nhiều bài viết rằng là mỗi người chúng ta đều là một cá thể tách biệt, mỗi chúng ta có một cuộc đời để sống, và mỗi chúng ta là một cá nhân tồn tại với những tính cách, cá tính, sở thích khác nhau. Cái bạn thích không hẳn là cái người khác thích, và cái người khác thích không hẳn là bạn sẽ thích. Chúng ta sẽ không thể nào phán xét được sở thích của người này là đúng hay sai, là tốt hay xấu; mà đó chỉ là những sở thích khác với nhau thôi.

Nếu bạn muốn giữ được mối quan hệ vui vẻ tốt đẹp với người khác, bạn đừng phán xét, chê bai của người khác, bởi bạn không phải là họ, nên bạn chẳng biết họ thích nó như thế nào thế nên bạn đừng chê bai sở thích của họ. Nếu bạn thực sự không thích nó, bạn có thể không đề cập đến nó, hoặc chỉ cần nói với sở thích của bạn thì bạn thích một cái khác hơn là được.

(còn tiếp)

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi tuvanannam

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com