0904030189

Một số sai lầm trong cách dạy con mà bố mẹ không hề hay biết

Một số sai lầm trong cách dạy con mà bố mẹ không hề hay biết

Có một số tính cách không tốt của trẻ vô tình được hình thành từ sai lầm trong cách dạy con mà bố mẹ không hề hay biết.



Lời chia sẻ

Con cái dường như là tài sản quý giá nhất của các bậc làm cha mẹ và cha mẹ luôn là người sẵn sàng hy sinh tất cả vì con chỉ mong mang lại cho con cuộc sống và sự dạy dỗ tốt nhất. Nhiều người còn quan niệm rằng, cha mẹ có thể nghèo khó, nhưng chỉ cần con chăm chỉ, ngoan ngoãn, biết nghe lời bố mẹ thì giống như là có tất cả; còn cha mẹ có giàu có đến đâu mà con cái ngỗ ngược, không nghe lời thì cũng vứt đi. Thế nhưng, dạy con lại là một nhiệm vụ không dễ dàng đối với cha mẹ. Đôi khi, cha mẹ có những sai lầm trong cách dạy con mà không hề hay biết. Dưới đây là một số điều chia sẻ về sai lầm trong cách dạy con

1. Bố mẹ đã trách phạt khi con phạm lỗi dễ khiến con hay nói dối

Mỗi khi con được điểm kém, có hành động sai lầm, không vừa ý bố mẹ mà bị bố mẹ trách phạt, mắng chửi vô tình sẽ tạo nên một sự sợ hãi ở con. Chẳng có ai không sợ bị người khác chỉ trích, kết tội, trừng phạt cả và chính nỗi sợ đó sẽ khiến con im lặng, không nói gì với bố mẹ, hoặc nếu bố mẹ có hỏi đến thì con sẽ không dám nói ra sự thật.

2. Bố mẹ chê trách nhiều hơn là động viên dễ khiến con thiếu tự tin

Trong cuộc sống này, chẳng có ai chưa từng gây ra lỗi lầm cả; càng trẻ, người ta càng dễ sai vì kinh nghiệm, vốn sống chưa có nhiều. Chúng ta vẫn thường nhắc nhở nhau rằng, khi còn trẻ chúng ta có quyền được sai, được làm lại… vì tuổi trẻ chính là để trải nghiệm. Vì vậy, khi con bạn có những sai lầm, thậm chí là những sai lầm không đáng có, bạn cũng nên biết ứng xử với con một cách cho phù hợp.

Bạn thử nghĩ, nếu những lúc bạn đang gặp phải thất bại, sai lầm; việc người khác cho bạn những lời khích lệ động viên, cùng với đó là sự góp ý phù hợp để bạn cố gắng sửa chữa lỗi lầm của mình sẽ tốt hơn; Hay là một người đến bên cạnh bạn chỉ để chỉ trích, trách móc, xong họ bỏ đi; không cho bạn một lời khuyên, không cho bạn một lời góp ý, không cần biết bạn đã cố gắng, nỗ lực như thế nào thì sẽ tốt hơn?

Việc con thất bại đã là điều khiến con cảm thấy tự ti; trong trường hợp này nếu bố mẹ không biết cách góp ý, động viên, khích lệ con phù hợp sẽ dần khiến con càng thiếu tự tin hơn vào chính bản thân mình.

3. Lúc nhỏ bố mẹ đã từng trừng phạt con ở nơi công cộng dễ khiến con không biết cách đứng lên bảo vệ mình

Khi bố mẹ trách phạt, đánh mắng trẻ ở nơi công cộng sẽ khiến con cảm thấy xấu hổ với mọi người xung quanh. Con sẽ nghĩ cả thế giới đều biết rằng con là một đứa trẻ hư hỏng, thất bại; và mọi người vẫn giữ cách nhìn nhận như vậy đối với con khi con đã lớn lên. Điều đó làm cho con tự ti vào bản thân, không dám đứng lên bảo vệ chính mình, bảo vệ người khác vì cho rằng mình có đứng lên thì cũng chẳng có ai lắng nghe, tôn trọng, giúp đỡ.

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

4. Bố mẹ không tập cho con tính độc lập, quá bao bọc con dễ khiến con trở nên nhút nhát

Tính cách của một đứa trẻ được quyết định một phần bởi yếu tố sinh học, và một phần khác có sự chi phối rất lớn từ môi trường mà cá nhân đó lớn lên. Sự tự tin, độc lập, nếu cá nhân đó được rèn giũa ngay từ khi còn nhỏ, thì đứa trẻ lớn lên sẽ có thể đối mặt với những điều xảy ra trong cuộc sống. Còn nếu ngay từ khi còn nhỏ, các con được bố mẹ bao bọc quá kỹ, loại bỏ hết tất cả các tác nhân, mọi yếu tố gây hại; thì khi lớn lên, trưởng thành, trẻ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề đối phó với những rủi ro, những điều không mong muốn xảy ra trong cuộc sống của chính mình. Chính vì vậy, đứa trẻ trở nên nhút nhát, không dám đối đầu với ai, hay đối mặt với bất kỳ vấn đề gì.

5. Bố mẹ so sánh con với người khác quá nhiều lần dễ khiến con có tính hay ghen ghét

Một thuật ngữ khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay đó là “con nhà người ta”. Điều này xuất phát từ thực tế có nhiều bố mẹ cảm thấy con của nhà hàng xóm, con của bạn bè, đồng nghiệp học rất giỏi, rất nghe lời bố mẹ, rất năng động… Thế rồi bạn về lấy điểm yếu của con mình đi so sánh với điểm mạnh của “con nhà người ta”. Bố mẹ những tưởng sẽ tạo ra tấm gương cho con, là động lực để con trở nên tốt hơn; nhưng vô tình sẽ tạo nên thái độ ghen ghét của con với người mình được bố mẹ mang ra so sánh. Lâu dần, sẽ thấy ghen ghét với người khác khi họ thành công, giỏi giang hơn mình.

6. Bố mẹ luôn ra lệnh cho con, chẳng quan tâm con cảm thấy thế nào dễ khiến con không biết tôn trọng người khác.

Bố mẹ luôn cho rằng mình trưởng thành hơn con, mình trải nghiệm nhiều hơn, có kinh nghiệm hơn; nên những điều bố mẹ nói là con nhất định phải làm theo; mà chẳng hề quan tâm đến việc con cần gì, con muốn gì, con có thích làm những điều bố mẹ ra lệnh hay không? Điều gì khiến con không mong muốn làm theo lời bố mẹ như vậy? Cách dạy dỗ như vậy của bố mẹ đôi khi sẽ khiến con không biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác mà nhất nhất cho rằng mọi thứ mình  nghĩ, mình làm đều là đúng đắn; vì chính con cũng chẳng được bố mẹ lắng nghe, tôn trọng.

Trên đây là một số tính cách không tốt của trẻ vô tình được hình thành từ sai lầm trong cách dạy con mà bố mẹ không hề hay biết. Bạn có thể tham khảo để có thể ứng xử, dạy dỗ với các con của mình một cách phù hợp nhất.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi tuvanannam

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com