0904030189

Lợi ích của việc học đại học

Lợi ích của việc học đại học

Sau khi kết thúc 12 năm học, từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; nhiều thanh niên đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời và buộc mỗi bạn phải tự tìm cho mình một hướng đi, một con đường phù hợp nhất đối với bản thân. Có những bạn chọn học lên đại học, có những bạn chọn đi học nghề, cũng có những bạn chọn đi làm luôn. Cho đến nay, chẳng ai dám khẳng định con đường nào tốt hơn, con đường nào phù hợp hơn đối với sự trưởng thành của mỗi con người. Ở dưới đây, chúng tôi chỉ chia sẻ một số những lợi ích của việc học đại học nếu con đường bạn chọn là cánh cổng trường đại học.



Lời chia sẻ

Sau khi kết thúc 12 năm học, từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; nhiều thanh niên đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời và buộc mỗi bạn phải tự tìm cho mình một hướng đi, một con đường phù hợp nhất đối với bản thân. Có những bạn chọn học đại học, có những bạn chọn đi học nghề, cũng có những bạn chọn đi làm luôn. Cho đến nay, chẳng ai dám khẳng định con đường nào tốt hơn, con đường nào phù hợp hơn đối với sự trưởng thành của mỗi con người. Ở dưới đây, chúng tôi chỉ chia sẻ một số những lợi ích của việc học đại học nếu con đường bạn chọn là cánh cổng trường đại học.

1. Tiếp thu được nhiều kiến thức mới

Ở giảng đường học đại học, sinh viên sẽ được bổ sung sâu hơn những kiến thức mà bạn đã học ở các lớp trước và bồi đắp thêm nhiều kiến thức mới bởi sự hướng dẫn của các thầy cô là các giáo sư, tiến sĩ

Bạn không chỉ được trang bị kiến thức về chuyên ngành bạn theo học; mà còn được tiếp thu những kiến thức ở các lĩnh vực khác có thể hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc tương lai. Chẳng hạn như các bạn học kinh doanh, học y được trang bị kiến thức về tâm lý; các bạn học tâm lý được trang bị các kiến thức liên quan đến xã hội…

Sau này khi ra trường, bạn có làm tốt được hay không; bạn có khẳng định được vị thế của mình hay không là phụ thuộc vào việc ý thức học tập, ý thức tìm tòi của bạn trong quãng thời gian bạn ngồi trên ghế nhà trường là như thế nào.

2. Trang bị thêm nhiều kỹ năng

Bước vào cuộc sống sinh viên có nghĩa là bạn có một khoảng thời gian tập dượt với cuộc sống tự lập và phải tự chăm lo cho cuộc sống của mình mà không có bố mẹ ở bên cạnh. Nếu như các bạn khác đi làm luôn, các bạn sẽ vừa phải xa gia đình, vừa phải tự chủ về kinh tế; thì khi đi học ở trường đại học, bạn sẽ vẫn được bố mẹ chu cấp tiền. Tất nhiên, mức độ chu cấp như thế nào là phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình, và khả năng của mỗi bạn sinh viên. Bởi có những bạn nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống sinh viên, các bạn có thể đi làm thêm tự trang trải cho cuộc sống.

Học đại học

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Nhưng sau khoảng 4 -5 năm ngồi trên giảng đường đại học, bạn có thể tích lũy được cho mình nhiều kiến thức, kinh nghiệm; kết hợp với việc thích nghi tốt với cuộc sống xa gia đình; điều đó sẽ là nền tảng vững chắc để bạn bước vào đời mà không bị bỡ ngỡ hay vấp ngã dễ dàng.

Cùng với đó, các bạn cũng sẽ học được nhiều kỹ năng mềm khác như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm… Những kỹ năng này sẽ giúp hỗ trợ tốt trong việc thiết lập các mối quan hệ; cũng như đạt được hiệu quả cao trong công việc tương lai; nhưng chúng ta thường không được trang bị khi còn là học sinh ở các trường cấp 1, cấp 2, cấp 3.

3. Có thêm nhiều mối quan hệ

Nếu bạn học xong lớp 12, rồi bạn đi làm luôn, cuộc sống đôi khi sẽ chỉ xoay quanh việc đi làm, nghỉ ngơi, rồi đi làm, rồi lại tăng ca. Cuộc sống cứ chật vật với nỗi lo cơm áo, gạo tiền khiến cho bản thân cảm thấy mệt mỏi, bất công.

Nhưng khi học đại học, là sinh viên, các bạn sẽ có thể tham gia nhiều hoạt động khác nhau ngoài giờ học: các câu lạc bộ, các tổ chức tình nguyện, các cơ sở thực tập, các bạn ở trường khác… Qua đó bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều người bạn khác, ở những nơi khác, ở những trường khác; bạn có thể học hỏi được thêm nhiều điều; và các mối quan hệ đó cũng sẽ giúp ích cho công việc, nghề nghiệp của bạn sau này.

4. Tăng cơ hội nghề nghiệp

Trong thực tế, đôi lúc người ta cần năng lực hơn là cần bằng cấp, nhưng nếu không có bằng cấp bạn phải nỗ lực rất nhiều, rất lâu thì người khác mới có thể thấy được năng lực của bạn, tin tưởng giao việc cho bạn. Ngược lại, tấm bằng đại học  giống một bằng chứng đảm bảo rằng bạn có nền tảng kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Xã hội ngày nay, tuy có những công việc không cần bằng cấp vẫn có thể làm được;  nhưng có những công việc chỉ có bằng cấp thì mới được xét tuyển. Như vậy, rõ ràng là những người có bằng cấp, được đào tạo bài bản thì sẽ có cơ hội công việc cao hơn.

Không ai có quyền quyết định con đường đi của bạn, cũng không ai có thể bắt bạn đi con đường bạn không muốn; nhưng bạn có quyền cân nhắc thật kỹ để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn nhất. Đó là tương lai, là cuộc đời của bạn nên hãy thật sự chắc chắn để sau này không phải hối hận.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi tuvanannam

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com