Những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ
Mỗi trẻ tự kỷ đều là một thế giới riêng, trong thế giới riêng đó, trẻ bộc lộ những tư tưởng, hoạt động ra bên ngoài theo cách của riêng mình. Không trẻ tự kỷ nào biểu lộ những hoạt động đó một cách giống nhau nói cách khác, mỗi trẻ tự kỷ đều có những dấu hiệu riêng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể quan sát, nhận biết qua những biểu hiện tương đối phổ biến của trẻ tự kỷ sau, nếu con có những dấu hiệu sau đây lặp đi lặp lại thì đó có thể là những dấu hiệu của trẻ tự kỷ cần được theo dõi đánh giá:
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Dạy trẻ tự kỷ có những phương pháp nào ?
- Cách chăm sóc trẻ tự kỷ
HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189
- Về mặt quan hệ: Trẻ gần như thờ ơ với người thân, gần như không có gì chạm đến được chúng làm chúng xúc động. Rất khó tiếp xúc với con, hoặc con chạy trốn với mọi sự tiếp xúc, không cho ai đụng vào, không có sự trao đổi bằng mắt. Có khi chúng không trốn chạy, thay vào đó là tìm mọi cách để có mặt trong mắt người lớn. Thường thì chúng có phản ứng không phù hợp với những gì người khác đề nghị, như không hiểu người khác cố gắng trao đổi với chúng điều gì.Trẻ sẽ ít khi nhận, trừ khi chúng ta đặt đồ vật đó xuống, trẻ sẽ tự giữ lấy, và trẻ sẽ không bao giờ cho hay trả lại chúng ta đồ vật.
- Về mặt hành vi: Các hành vi được lặp đi lặp lại, như về giấc ngủ, trẻ không chịu ngủ, hay quấy khóc hoặc ở trạng thái thức, im lặng mở mắt. Sợ những tiếng động mạnh, tuy nhiên một số trẻ không phản ứng với tiếng động. Sợ hãi trước sự thay đổi môi trường hay sự sắp xếp lại của một căn phòng. Có hành vi tự thương như cắt móng tay, dứt tóc, đập đầu vào tường… Đi nhón chân, không muốn cởi quần áo. Khi chơi, trẻ không chơi mà lặp đi lặp lại một số động tác hành vi (la hét, đi tha thẩn, cử động tay…).
- Về mặt cảm xúc: Thường trẻ không khóc không cười, trẻ tỏ ra thờ ơ (không phải tất cả) với người chăm sóc mình và có thể theo bất kì ai khi người đó nắm tay trẻ.
- Về trò chơi: Trẻ không chơi đồ chơi hay trò đóng vai, mà chỉ tập trung vào chi tiết của đồ chơi, (với ô tô, trẻ chỉ nghịch chi tiết như bánh xe ô tô), và có thể chơi cả ngày không chán.
- Về mặt cảm giác: Một số trẻ tự kỷ không nhạy cảm với sự đau, nỗi đau. Một số trẻ không bao giờ ốm.
- Về mặt giáo tiếp: Không biết bắt chước, không có sự cố gắng bằng cử chỉ hoặc bằng lời nói.
Tài liệu tham khảo: Giải thích chứng tự kỷ cho cha mẹ – Jean-Noel Christine (Thân Thị Mận dịch)
Bài viết liên quan: