Ứng xử với con tuổi dậy thì
Dậy thì là lứa tuổi rất nhạy cảm, dễ tổn thương, tính tình thất thường giống thời tiết, đang vui bỗng dưng có thể buồn ngay được, dỗi hờn vô cớ mà người lớn không thể nào hiểu được, đôi khi chúng nói những lời nói trống không hoặc vô lễ với người lớn. Tuy nhiên, cha mẹ lại không hiểu được tâm lý của lứa tuổi này nên thường gán cho là “sao con lại hư vậy?”, đôi khi cha mẹ ngồi suy nghĩ sao con mình nó thay đổi quá trước đây nó đâu có như vậy. Tư vấn An Nam xin chia sẻ cách ứng xử của bố mẹ với con ở tuổi dậy thì.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Bí mật tuổi dậy thì
- Ứng xử thế nào khi con có biểu hiện yêu sớm
Chia sẻ của An Nam
Dậy thì là lứa tuổi rất nhạy cảm, dễ tổn thương, tính tình thất thường giống thời tiết, đang vui bỗng dưng có thể buồn ngay được, dỗi hờn vô cớ mà người lớn không thể nào hiểu được, đôi khi chúng nói những lời nói trống không hoặc vô lễ với người lớn. tuy nhiên cha mẹ lại không hiểu được tâm lý của lứa tuổi này nên thường gán cho là “ sao con lại hư vậy?”, đôi khi cha mẹ ngồi suy nghĩ sao con mình nó thay đổi quá trước đây nó đâu có như vậy. Nếu cha mẹ hiểu con và có cách ứng xử phù hợp với con ở lứa tuổi này sẽ giúp gắn kết tình cảm cha mẹ với con cái hơn nữa giúp trẻ có cách nhận thức đúng về cuộc sống, là nền tảng cho sự phát triển trong cuộc đời trẻ về sau.
1. Bố mẹ nên tìm hiểu để hiểu tâm lý con
Con muốn được quyết định mọi thứ, cảm giác muốn được độc lập và không muốn có sự can thiệp của cha mẹ, nhưng cha mẹ luôn cho rằng con còn quá nhỏ để tự quyết định vấn đề. Khi con bước vào tuổi dậy thì bố mẹ nên dành cho con những quyền quyết định một số vấn đề trong cuộc sống của con, dành cho con những không gian riêng tư. Cha mẹ hãy luôn sát cánh bên con, dõi theo con từng bước, nhưng không phải để can thiệp hay ngăn cấm con mà là để hướng dẫn con khi con đang cần trợ giúp, nhắc nhở con khi con đang đi sai vấn đề, nhưng tuyệt đối không được cấm con, quát mắng con hay chê trách con “ bố mẹ đã bảo rồi mà không nghe cơ” thay vì nói những lời nói đó bạn nên nói với con : “cố lên con, thất bại đó là một lần để con rút kinh nghiệm cho lần sau, bố mẹ luôn ủng hộ con”.
Xem thêm: Tư vấn sức khỏe tuổi dậy thì
2. Tâm sự với con
Bạn hãy lắng nghe con khi con trình bày vấn đề, hãy lắng nghe những suy nghĩ của con, khi chúng trải lòng mình ra để tâm sự có nghĩa là chúng đang rất cần một lời khuyên của bố mẹ. Nhiều trường hợp con tâm sự với bố mẹ vì là vấn đề mà bạn không thể chấp nhận được cho phép con như vậy nên bố mẹ thường thể hiện thái độ rất gay gắt và bác bỏ luôn, đây chính là hành động thái độ làm cắt đứt sợi dây liên kết giữa bố mẹ và con cái. Cha mẹ hãy tạo không khí thoải mái để con cái có thể dễ dàng tâm sự vấn đề của mình, tránh sự căng thẳng hay mất bình tĩnh. Bố mẹ đừng vội vàng áp đặt cách giải quyết vấn đề và suy nghĩ của mình lên con cái, sau đó bạn hãy đưa ra quan điểm của mình với con: “ bố mẹ nghĩ con nên làm như vậy thì sẽ tốt hơn, con hãy suy nghĩ kĩ vấn đề nếu làm như vậy có tốt không, bố mẹ thì luôn ủng hộ con”.
HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189
3. Tôn trọng con của bạn
Bất kì ai cũng có nhu cầu được tôn trọng, con của bạn cũng vậy đừng nghĩ bạn là cha mẹ chúng bạn có quyền áp đặt, có quyền dạy dỗ chúng. Bạn hãy tôn trọng ý kiến mà chúng đề xuất,tôn trọng nhưng quan điểm và suy nghĩ của chúng. Khi con của bạn đưa ra ý kiến nếu bạn thấy ý kiến đó chưa hợp lý thì bạn hãy phân tích cái lợi cái hại cho con, nếu ý kiến đó là hợp lý thì bố mẹ hãy ủng hộ con, còn quyền quyết định là ở con, nếu cách quyết định đó mà sai bạn hãy động viên con, không nên quát mắng con,giúp con vượt qua khó khăn.
4. Hãy để cho con được làm người lớn
Với độ tuổi mới lớn, sẽ nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn, công bằng không có nghĩa là lúc nào cũng bằng nhau và không phải mọi sự đối xử bằng nhau đều là công bằng. chính điều này giúp trẻ bắt đầu biết đấu tranh và phân biệt phải trái rõ ràng. Nếu như bạn không hiểu được sự phát triển và trí tuệ của con thì khó có thể hiểu được và trò chuyện được cùng con. Ơ lứa tuổi này cha mẹ nên đối xử công bằng với con, nên xem trẻ như những người trưởng thành, giống như những người bạn để dễ dàng trao đổi với con, hơn nữa việc cho chúng làm người lớn cũng nâng cao được tính trách nhiệm của trẻ với hành động của mình.
Bài viết liên quan: