Tôi mới lấy chồng được 1 năm. Về sống chung với nhau tôi mới thực sự biết tính siêu tiết kiệm của chồng.
Trong bữa ăn hàng ngày, chồng tôi để ý từng tí. Anh căn vặn tôi: “Em mua nhiều thức ăn quá ăn sao hết? Em mua cái này hết bao nhiêu tiền? Sao mùa này ăn rau này đắt lắm ăn cái này cho rẻ ….”.
- Dịch vụ tham vấn tâm lý trực tiếp tại Văn phòng
- Giải quyết mâu thuẫn vợ chồng trong vấn đề học của con
- Cách để phụ nữ giữ lửa trong hôn nhân và tình yêu
Anh nhắc tôi làm cuốn sổ ghi chép tỉ mỉ chi tiêu hàng ngày để anh tiện theo dõi. Mỗi tuần anh phát cho tôi 700 nghìn vào mỗi tuần. Vị chi mồi ngày 100 nghìn tất cả các chi phí ăn uống cho 4 người bao gồm cả bố mẹ chồng chưa kể đến tiền gia vị mắm muối, gas hoặc những vật dụng hàng ngày như xà phòng giặt, kem đánh răng… Lúc tôi ý kiến thì anh bảo ăn thịt cá làm chi cho lắm độc hại, ăn nhiều rau vào cho rẻ. Nhưng anh không đi chợ nên đâu có biết, giữa cái đất thủ đô này đến rau dưa cũng đắt chứ đừng nói đến thịt. 100 nghìn chia cho 3 bữa thì chi tiêu dè sẻn đến mấy cũng khó mà cân đối được.
Đồ dùng trong nhà, anh chỉ sắm sửa mấy thứ rẻ tiền nên cái nồi cơm điện dùng không lâu đã hỏng, tủ lạnh kêu rè rè, chảo rán mấy lần đã bong hết lớp chống dính. Cái gối, chăn, đệm nằm của vợ chồng mới mua cũng đã mềm oằn oặt xẹp hết cả bông, nằm đệm mà như không.
Đến quần áo anh mặc cũng đều sờn và bạc màu hết. Đến lúc tôi mua cho chồng bộ quần áo mới anh cũng bắt tôi đem đi trả, bảo rằng mặc nhiều làm gì. Chồng như thế nên tôi đâu dám váy vóc, quần áo nhiều. Mặc diện đi cùng chồng nhìn khập khiễng quá, mọi người lại cười làm vợ không biết nâng khăn sửa túi cho chồng. Thỉnh thoảng sắm đồ, tôi phải nói dối người này cho, người kia tặng, mua hàng sale off 50% cho chồng đỡ xót.
Đến lúc có bầu phải mua sữa bầu, khám thai lại còn nghén ngẩm đủ thứ nhưng anh lại quay sang chê tôi hoang phí. Tôi không biết làm sao thay đổi anh bây giờ, sống hết đời với tính hà tiện này chắc tôi không sống nổi mất.
Lấy phải một ông chồng quá keo kiệt không phải là người phụ nữ nào cũng thích. Điều quan trọng là phụ nữ cần có những ứng xử khéo léo, phù hợp để dần dần chấp nhận và thay đổi được tính cách đó.
Chồng của bạn keo kiệt vì không biết thực tế bạn phải chi những khoản nào, chi bao nhiêu, các khoản ấy có cần thiết hay không, giá cả thị trường thế nào. Bạn nên ghi chép lại các khoản thu, chi hằng ngày rồi cũng chồng bàn bạc thống nhất cách chi tiêu. Nếu thực sự cần thiết thì anh ấy không thể từ chối trong việc cùng bạn gánh vác các khoản chi.
Vốn có tính keo kiệt nên anh ấy sẽ rất ngại nhất là việc đi mua sắm, lúc này mới cần đến sự khéo léo của bạn để anh ấy đi cùng các cặp vợ chồng khác. Hãy để chồng chứng kiến sự hào phóng, ga lăng, chịu chi của các ông chồng khác đối với vợ họ và niềm hạnh phúc, hãnh diện của các bà vợ. Có thể chồng bạn không thể thay đổi trong một sớm một chiều nhưng vì sĩ diện đàn ông và nhận ra sự thiệt thòi của vợ mình, anh ấy sẽ thay đổi dần dần.
HOT-LINE tư vấn tâm lý trực tuyến 24/7: 0904030189
Hết dầu gội đầu hay hết thuốc đánh răng…hay cố tình để anh ấy thử sống trong cảnh thiếu thốn đặc biệt là những vật dụng cá nhân hằng ngày. Nếu anh ấy thắc mắc hoặc bảo bạn đi mua bạn hãy viện ra trăm thứ phải tiêu và hiện giờ không có tiền mua. Hoặc bạn có thể báo bận phải đi bây giờ và anh ấy có thể tự đi mua tại tiệm tạp hóa gần nhà, hãy nghĩ ra nhiều lý do để anh ấy phải tự bỏ tiền từ túi mình ra cho các khoản mà anh ấy mới là người cần nhất. Anh ấy sẽ hiểu nỗi khổ của vợ hơn và bớt tính keo kiệt.
Hạn chế thói quen mua sắm những thứ chưa thật cần thiết. Điều đó làm chồng sẽ nảy sinh suy nghĩ rằng tiền bỏ ra chỉ để chưng diện và tiêu pha vô ích mà. Vì vậy hãy có cách chi tiêu thật hợp lý để các ông chồng không thể bắt lỗi được và phải tin tưởng vợ tuyệt đối trong chuyện chi tiêu. Nếu một ngày, chồng bạn tự tay mua một món đồ gì đó bạn hãy tỏ ra rất thích món đồ ấy nhưng sau đó khi hỏi giá cả món đồ, bạn hãy tỏ ra rằng giá trị món đồ ấy hơi cao. Chồng bạn sẽ tin bạn là người cũng biết tằn tiện, anh ấy sẽ không phải băn khoăn nhiều đến việc giao tiền cho bạn đi mua sắm nữa vì anh ta tin bạn cũng biết tiêu tiền như anh ta.
Đừng nên bêu xấu, than thở với bạn bè hàng xóm về tính keo kiệt của chồng bạn vì như thế khiến cho anh ấy cảm thấy mất mặt sinh ra bực tức mà càng không thèm thay đổi.Thay vì việc đi than vãn, chì chiết tính keo kiệt của chồng, bạn hãy luôn là một người vợ đảm đang biết lắng nghe, chia sẻ với chồng mọi chuyện trong đó có việc luôn “vờ” cảm thông cho việc keo kiệt của chồng và chờ đợi anh ấy thay đổi dần dần. Tìm hiểu xem nguyên nhân của tính cách đó của anh ấy là như thế nào để có hướng thay đổi phù hợp.
Không nên lập ” quỹ đen” Nếu chồng bạn phát hiện ra chỗ bạn giấu tiền riêng hoặc có tài khoản ngân hàng không công khai thì chắc chắn anh ấy sẽ không còn tin tưởng bạn nữa. Anh ta sẽ cho rằng tiền anh ta bỏ ra để vợ đút vào túi mình chứ không phải dùng để chi tiêu mua sắm cho công việc chung của gia đình. Anh ta sẽ không còn tin vào thu chi hằng ngày của bạn nữa và sẽ không thoải mái khi đưa tiền cho bạn nữa đâu. Đã keo kiệt nay còn keo kiệt hơn.
Thỉnh thoảng hãy để anh ấy thực hiện việc quản lí gia đình để cho anh biết rõ hơn về cách chi tiêu trong nhà. Lúc này, làm sao anh ấy giữ mãi tính keo kiệt được vì đã thấm đượm hết nhiệm vụ cũng như nỗi khổ của vợ
Không có gì là không thể thay đổi được cả, chỉ quan trọng là bạn có biết cách hay không mà thôi. Với các mẹo thay đổi chồng keo kiệt ở phía trên hi vọng các bạn sẽ có thể thay đổi được ông chồng của mình để cả hai cùng sống thoải mái vui vẻ với nhau hơn.
Bài viết liên quan: