0904030189

Nên làm gì khi trẻ hay la hét

Nên làm gì khi trẻ hay la hét

Chăm sóc và dạy dỗ con cái là một vấn đề gia đình nào cũng gặp phải. Có rất nhiều vấn đề như: Tại sao bé hay đánh nhau? Tại sao bé ít nói? Bé chậm nói? Đó là những vấn đề lớn nhưng có nhiều vấn đề nhỏ hơn nữa mà chúng ta không để ý đến. Trẻ hay la hét là một trong những vấn đề mà nhiều cha mẹ bỏ qua nhưng nó cũng là một vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết trong tiến trình phát triển của trẻ. Vậy cha mẹ nên làm gì khi trẻ hay la hét.



  1. Nguyên nhân:

Có rất là nhiều nguyên nhân để hành vi này trẻ hay la hét được hình thành và củng cố, Nhưng dưới đây là nhưng nguyên nhân chủ yếu để dẫn đến hành vi la hét của trẻ:

  • Cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn tất bật với những công việc mà dành ít thời gian để chơi, lắng nghe với con. Nếu một đứa trẻ được được bố mẹ quan, được lắng nghe đầy đủ thì thường sẽ không có hành vi này. Do đó, khi hành vi trẻ hay la hét xuất hiện thì lúc đó trẻ đang cảm thấy không được bố mẹ quan tâm hoặc chú ý. Việc la hét của trẻ nhằm kéo sự chú ý để cha mẹ có thể quan tâm, chơi hay lắng nghe xem trẻ muốn gì.
  • Khi có việc gì đấy diễn ra trẻ thường la hét với bố mẹ hoặc những người xung quanh để xem phản ứng của mọi người, lấn át trước khi người khác phản ứng, phủ định những ý kiến trái chiều để bố mẹ nhượng bộ mình, không trách mắng trẻ, hay sẽ làm cho trẻ thấy điều đó là đúng, trẻ đang làm đúng.
  • Ngoài ra việc la hét của trẻ nhằm che giấu cảm xúc: trẻ đang lo lắng, sợ hãi phải đổi mặt và giải quyết vấn đề (cha mẹ thường nhượng bộ trẻ).
  • Hành vi này của trẻ được củng cố khi mà trước đấy có 1 – 2 tình huống trẻ làm sai hoặc mắc lỗi thì trẻ dùng cách la hét để giải quyết và trẻ nhận thấy rằng khi la hét bố mẹ sẽ chú ý và bỏ qua và trẻ sẽ đạt được mục đích của mình. Chẳng hạn 2 anh em đang tranh giành nhau ô tô mà trẻ lớn không có ý định nhường em trong trường hợp thông thường thì bố mẹ sẽ bắt anh nhường em. Nhưng đến khi mà bố mẹ vừa hỏi ” Tại sao con không nhường em?” – Trẻ có thể sẽ hét lên nói : “Ô tô của con” và tiếp tục hét lên để khẳng định sẽ không nhường em. Nếu trong trường hợp này, bố mẹ cho qua thì đó là mục đích mà trẻ đã đạt được, điều đó sẽ củng cố việc trẻ lặp đi lặp lại việc la hét khi có vấn đề.
  • Cha mẹ thường bỏ qua việc trẻ la hét và chỉ xử lý vấn đề hiện tại gặp phải, điều này sẽ phát triển hành vi không tốt này của trẻ; làm trẻ hiểu lầm rằng chỉ cần trẻ la hét bố mẹ sẽ nhượng bộ. Theo đó, trẻ sẽ nóng tính hơn, có xung động cao hơn, và nghĩ vấn đề của mình là quan trọng nhất. Vì vậy cha mẹ đừng nên bỏ qua hành vi la hét của trẻ mà nên có những giải pháp để loại bỏ hành vi này.

trẻ hay la hét

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

2. Một số các cách để loại bỏ hành vì la hét của trẻ:

  • Cha mẹ hãy bình tĩnh nói với trẻ: “Con nói bình thường”, sau đó lơ trẻ đi nếu trẻ còn la hét, khi trẻ nói năng với thái độ bình thường thì mới lắng nghe và giải quyết.
  • Khi trẻ la hét nói với trẻ “không hét – không cáu” lặp lại nhiều lần với giọng nói bình thường đến khi trẻ nói bình thường thì thôi, khi nói nhìn vào trẻ.
  • Khi trẻ la hét cha mẹ phải kiểm soát được thông tin, cũng như cảm xúc (điều khiển cuộc nói chuyện), cha mẹ không được nổi cáu theo trẻ hoặc bị trẻ dẫn dắt bới câu chuyện của trẻ.
  • Khi trẻ không thích làm một việc gì đấy mà cha mẹ muốn trẻ làm trẻ la hét để đòi cha mẹ làm theo ý mình, cha mẹ nên đưa điều kiện với trẻ chỉ khi trẻ làm  (ABC)… thì trẻ mới được (ABC)… cha mẹ phải thật kiên nhẫn khi thực hiện phương pháp này.

Trẻ hay la hét tuy là một vấn đề nhỏ nhưng nếu không được loại bỏ thì sẽ dẫn đến nhiều hành vi không mong muốn ở trẻ nên rất mong các bậc cha mẹ không lên bỏ qua.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi tuvanannam

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com