0904030189

Những thói quen của phụ huynh ảnh hưởng thế nào đến con cái của mình

Những thói quen của phụ huynh ảnh hưởng thế nào đến con cái của mình

Ngay sau khi thiết lập được những kĩ năng cơ bản như nói, đi lại. Trẻ bắt đầu tiếp thu những hành động cử chỉ, thói quen của cha mẹ thông qua việc bắt chiếc.  Một kẻ bắt chiếc bậc thầy về khả năng ghi nhớ và tái tạo. Hoạt động thường ngày của cha mẹ được con trẻ sao chép lại y nguyên dù tốt hay xấu. Từ đó trong suốt quá trình trưởng thành những thói quen của phụ huynh luôn tác động đến trẻ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cụ thể để phân tích những ảnh hưởng đó chúng tôi sẽ chia làm 3 giai đoạn:



  1. Giai đoạn trước dậy thì (1- 10 tuổi)

Ở vào giai đoạn này bắt chước cho trẻ mới biết đi còn hơn cả một bài học, nó trở thành công việc mỗi ngày. Bằng cách sao chép người lớn trong năm tăng trưởng quan trọng này, trẻ 1 tuổi học được rất nhiều kỹ năng. Bắt chước rất quan trọng đối với sự phát triển các khả năng từ ngôn ngữ đến kỹ năng xã hội. Tất nhiên, không phải tất cả trẻ em đều nhảy vào và bắt chước mọi động tác của cha mẹ chúng. Một số trẻ dành nhiều thời gian để quan sát và xử lý thông tin trước khi chúng cố gắng làm gì đó. Thường thì các cậu bé sao chép cha của chúng, và các bé gái làm mẫu cho mẹ của chúng. Sao chép các cử động trên khuôn mặt như lè lưỡi, cười, cau có ,… khi tham gia vào môi trường học tập tại trường lớp, trẻ lại bắt chiếc cách giao tiếp của người lớn. Rồi sử dụng nó với bạn bè, thầy cô,… Do đó người lớn trong giai đoạn này thực sự rất cần cân nhắc khi thể hiện cảm xúc , ngôn từ trước mặt trẻ. Bởi chỉ sau đó vài ngày bạn sẽ nhận ra chính giọng nói hay hành đọng giận dữ của mình được lặp lại ở trẻ. Ảnh hưởng từ những thói quen của phụ huynh đến trẻ là mạnh nhất trong thời điểm này.

  1. Giai đoạn dậy thì ( 11- 18)

Thời điểm này trẻ đã phần nào có những mối quan hệ xã hội nhất định. Ảnh hưởng từ các phương tiện truyền thông và sự giao tiếp xã hội tăng lên. Phụ huynh sẽ không còn là những hình mẫu duy nhất của chúng. Nhưng những thói quen tính cách của các bậc cha mẹ rất có thể được trẻ lưu lại. Trẻ sẽ không thể hiện hoàn toàn giống mà chúng  sẽ biến đổi đôi chút theo suy nghĩ của bản thân. Còn phải kể đến việc trẻ có thể nhận định được những biểu hiện tích cực, tiêu cực của cha mẹ mình. Đó có thể là động lực nhưng cũng có thể tạo ra áp lực cho trẻ. thay vì bắt chiếc cơ bản những hành vi của bố mẹ sẽ được trẻ phân tích dựa trên góc nhìn của chúng. Từ những đặc điểm đó trẻ sẽ đưa ra đánh giá chung và khái quát tính cách của cha mẹ. Nên các bậc phụ huynh cần gần gũi giành thời gian bên cạnh con nhiều hơn tạo ảnh hưởng tốt đến con cái.

Những thói quen của phụ huynh

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

  1. Giai đoạn sau dậy thì (sau 18)

Độ tuổi này các bạn trẻ đã phần nào khẳng định được nhân cách của mình. Họ sẽ cố gắng xây dựng phong cách riêng thông qua sự học hỏi từ gia đình và xã hội. những thói quen của cha mẹ sẽ không còn ảnh hưởng lớn như các giai đoạn trước. Thay vào đó là sự lý giải tức thì phân biệt đúng sai, chuẩn mực. phụ huynh cần sẵn sàng nói chuyện với các bạn trẻ để các bạn có thể hiểu hơn về cha mẹ minh. Từ đó sẽ tạo ra những cảm xúc tích cực giúp cho việc gắn kết gia đình.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Pham Khanh

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com