0904030189

Con trong độ tuổi dậy thì cần gì ở cha mẹ?

Tuổi dậy thì

Theo sự phát triển bình thường của con người, giai đoạn độ tuổi từ 13-18 có thể nói là 1 trong những giai đoạn có nhiều biến động nhất, lý do là trẻ có nhiều sự biến động về tâm sinh lý. Sự thay đổi lớn về cơ thể ở giai đoạn trước (13 – 16) cũng như hoàn thiện nốt về mặt tâm sinh lý ở giai đoạn sau này (16 – 18) cũng góp phần biến đổi tâm lý nhiều hơn ở giai đoạn này. Con trong độ tuổi dậy thì cần gì ở cha mẹ?



Chia sẻ của An Nam

Theo sự phát triển bình thường của con người, giai đoạn độ tuổi từ 13-18 có thể nói là 1 trong những giai đoạn có nhiều biến động nhất, lý do là trẻ có nhiều sự biến động về tâm sinh lý. Sự thay đổi lớn về cơ thể ở giai đoạn trước (13 – 16) cũng như hoàn thiện nốt về mặt tâm sinh lý ở giai đoạn sau này (16 – 18) cũng góp phần biến đổi tâm lý nhiều hơn ở giai đoạn này. Chính vì thế, gia đình có trẻ ở giai đoạn này nhiều khi gặp phải những tình huống khó xử, không biết giải quyết như thế nào cho phải; 1 số gia đình cha mẹ không thể khiến trẻ hòa nhập và không thể hiểu nổi tâm tính trẻ và không có cách nào có thể trò chuyện với trẻ; chính vì vậy sự lo lắng ở cha mẹ đối với con cái trong gia đình ngày càng tăng cao hơn, họ lo lắng trẻ có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào, và muốn quản lý/kiểm soát trẻ nhiều hơn nhưng việc này chưa chắc đã đạt kết quả như mong muốn. Thậm chí đối với 1 số trường hợp, còn khiến khoảng cách cha mẹ và con cái càng ngày càng trở nên xa cách hơn. Dưới đây là 1 số nguyên nhân tại sao việc quản lý quá mức không đem lại nhiều hiệu quả tích cực và 1 vài hướng dẫn nhỏ khác thay thế.

Xem thêm: Tư vấn sức khỏe tuổi dậy thì 

1. Trẻ cần không gian riêng.

Tâm lý của những bạn trẻ tại thời điểm này là muốn khẳng định bản thân, trẻ đang trong giai đoạn tìm ra cái tôi riêng của bản thân mình, cho nên sự kiểm soát của cha mẹ như liên tục gọi điện thoại/ nhắn tin hỏi thăm liệu con đang ở đâu/ mấy giờ về nhà/ đang đi cùng ai/ đã học xong chưa, hay hỏi về việc hiện tại ở trên lớp cô giáo dạy con cái gì, con làm bài tập trên lớp có tốt không? So sánh con với người này/ người kia, bảo vệ con quá so với việc bình thường cần thiết như đèo con đi học trong khi nhà gần mặc dù con có mong muốn tự đi học, sợ con gặp nguy hiểm nên dắt con sang đường, quản lý bữa ăn hàng ngày của con và còn 1 số việc khác,… Nó khiến trẻ càm thấy chúng không có không gian riêng tư, bị thấy bó buộc quá về gia đình. Nếu điều này liên tục xảy ra trong thời gian quá dài, với tần suất lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể khiến trẻ cảm thấy không được tôn trọng cảm xúc cá nhân và xảy ra 1 số hành vi chống đối hoặc bộc lộ cảm xúc bực bội/khó chịu.

2. Trẻ mong muốn được khám phá  không gian/thế giới bên ngoài.

Độ tuổi này, trẻ luôn có khao khát được khám phá và tìm hiểu sâu hơn về thế giới bên ngoài, những kiến thức bên ngoài còn quá nhiều thứ mới lạ và hấp dẫn, nhưng cũng như đã nói phía trên, ở giai đoạn này, trẻ lại rất muốn khẳng định và tìm cái tôi riêng của bản thân mình cho nên đối với 1 số trường hợp nhất định, trẻ lại muốn tự tìm tòi và khám phá điều mới mẻ ấy bằng chính sức mạnh của bản thân mình. Điều này kích thích sự tò mò hiếu kì của trẻ và cũng là 1 điều trợ giúp trẻ trong giai đoạn tìm ra nét đặc trưng riêng trong cái tôi. Vì thế, đối với 1 số hành động của cha mẹ như quá quan tâm hay chỉ dẫn đường/hướng cho trẻ thì trong trường hợp định hướng đó trùng hợp với ý nghĩ và mong muốn của trẻ thì không có vấn đề gì đáng ngại, nhưng nếu như ý nghĩ và mong muốn của cha mẹ lại trái ngược với những gì mà trẻ mong muốn mà cha mẹ lại bắt buộc trẻ theo hướng đó với suy nghĩ rằng điều ấy là điều tốt nhất cho trẻ thì có thể xảy ra mâu thuẫn/bất đồng.

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

Trẻ có thể coi hành động ấy của cha mẹ là sự kiểm soát quá đáng và không cam chịu trước sự sắp đặt ấy mà không hiểu rằng cha mẹ chỉ muốn quan tâm và mong muốn sự tốt nhất cho con mà thôi. Điều này có thể gây ra sự căng thẳng trong gia đình khi mà trẻ luôn cố gắng chứng tỏ rằng hướng suy nghĩ của mình là đúng đắn. Điều cần làm ở đây là mặc dù cha mẹ có thể nghĩ rằng hướng đi của cha mẹ là sẽ dễ dàng và hợp lí nhất cho trẻ nhưng mà cha mẹ cũng nên tôn trọng ý kiến của trẻ, coi trẻ là 1 thành viên gia đình có thể tự do đưa ra những ý kiến của mình cũng như dần có quyền quyết định 1 số thứ trong cuộc đời mình. Việc cha mẹ lắng nghe và coi trọng suy nghĩ cá nhân của riêng trẻ có thể khiến cho trẻ cảm thấy cảm kích và biết ơn cha mẹ hơn. Lúc này những sự phân tích từ phía cha mẹ có thể khiến trẻ dễ tiếp nhận và lắng nghe hơn là sự ép buộc ban đầu. Điều này mang lại sự có lợi cho cả đôi bên.

 3. Trẻ muốn tìm kiếm bản sắc cá nhân/ mong muốn được thừa nhận.

Giai đoạn này, trẻ đang khao khát tìm kiếm bản sắc cá nhân, nét đặc trưng của bản thân mình, điều mà làm mình khác biệt với những người khác. Bản sắc cá nhân được hiểu là trả lời những câu hỏi liên quan như sau: “Tôi là ai? Tôi làm gì trong cuộc sống này? Tôi muốn gì?” Chính vì trong giai đoạn này, trẻ luôn băn khoăn và suy nghĩ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đó, nên sự thay đổi hành vi của trẻ là điều có thể hiểu được. Ví dụ như việc trẻ tham gia vào 1 hội nhóm nào đó hay dạo gần đây có những hành vi khác thường thì cha mẹ cũng đừng nên quá lo lắng hay làm to chuyện, cha mẹ có thể bình tĩnh và thể hiện sự thông cảm khi trò chuyện cùng trẻ, trẻ có thể cởi mở hơn và kể những chuyện mà trẻ gặp trong cuộc sống hay san sẻ với cha mẹ những cảm xúc với gia đình. Có 1 số trường hợp vì muốn tìm tòi bản sắc cá nhân của mình mà trẻ tham gia vào những hội nhóm xấu hay có những hành vi bất thường ví dụ như đánh nhau, hút thuốc, uống rượu bia,… thì cha mẹ có thể từ từ khuyên giải và thật nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu, không nên quá gay gắt và chỉ trích trẻ vì nếu làm vậy có thể khiến trẻ càng có hành vi trái ngược lại với lời cha mẹ nói.

4. Cha mẹ cần có những kĩ năng gì để vừa có thể quản lý trẻ 1 cách hiệu quả, vừa có thể duy trì mối quan tốt giữa cha mẹ và con cái.

Điều đầu tiên, cha mẹ cần hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn nhạy cảm này là trẻ luôn muốn khẳng định bản sắc cá nhân mình, tìm kiếm sự thừa nhận ở những người khác và luôn tò mò với mọi thứ kiến thức mới lạ xung quanh mình. Vì thế khi cần trò chuyện bất cứ điều gì với trẻ, đặc biệt liên quan tới cá nhân thì cha mẹ cần nhẹ nhàng và bình tĩnh, thể hiện cho trẻ thấy sự lắng nghe và tôn trọng những suy nghĩ của trẻ. Điều thứ 2, nếu có vấn đề gì cần giải quyết thì 2 bên cần thảo luận với nhau 1 cách thẳng thắn và công bằng, hãy coi trẻ như 1 cá nhân độc lập trong gia đình và  trẻ có quyền góp ý để đưa ra những quyết định chung. Thứ 3, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội phát triển, khám phá những kiến thức mới mẻ bên ngoài với sự ủng hộ, hỗ trợ của gia đình. Để cha mẹ an tâm hơn về sự quản lý con cái, cha mẹ có thể sử dụng 1 số cách sau: thảo luận và thống nhất với con về những quy định/quy tắc chung của gia đình và những điều mà cha mẹ mong muốn con cái có thể thực hiện được, ví dụ cho con không gian tự do riêng tư nhưng giới hạn trong 1 khoảng nhất định, như con có thể đi chơi với bạn bè vào buổi tối với điều kiện rằng cần hoàn thành hết bài tập trước khi đi ra ngoài hoặc cần quay trở về nhà trước 1 khoảng thời gian hợp lí nhất đinh; 1 số gia đình có thực hiện 1 số cách giúp duy trì hàn gắn mối quan hệ cha mẹ – con bằng cách gợi ý con mời bạn bè về nhà chơi để có thể hiểu thêm về bạn bè bạn con cũng như những điều mà con hiện tại đang quan tâm.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 17-11-2022 bởi Thu Giang

Bài liên quan


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com