0904030189

Ứng phó với rối loạn tâm lý mùa thi

Ứng phó với rối loạn tâm lý mùa thi

Áp lực thi cử, học hành, stress… mỗi khi vào mùa thi khiến tỉ lệ học sinh mức chứng rối loạn tâm thần tăng cao. Những bệnh lý thường gặp là trầm cảm, rối loạn lo âu. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết và phòng tránh những bệnh lý này?

Rối loạn tâm thần là gì?

Rối loạn tâm thần hay còn gọi là rối loạn tâm lý, là những bất thường của tâm trí, biểu hiện bởi những hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và cộng đồng. Rối loạn tâm thần ở học sinh sẽ gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến kết quả học tập, đời sống tinh thần và sức khỏe của các em.

Những bệnh lý thường gặp trong rối loạn tâm lý ở học sinh khi vào mùa thi là trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn giấc ngủ. 

Xem thêm: Áp lực học tập – tôi đã nghỉ đến cái chết

Nhận biết bệnh lý thường gặp khi vào mùa thi

Rối loạn lo âu: những kỳ thi căng thẳng thường tạo nên một áp lực và lo lắng rất lớn đến các em học sinh. 

Biểu hiện thường thấy ở các em học sinh, sinh viên khi mắc bệnh lý này là: các em thường xuyên vắng mặt ở lớp học, ít tham gia các hoạt động tập thể, ngại giao lưu với bạn bè, có biểu hiện chậm chạp. Ngoài ra cảm xúc cũng không ổn định, hay khóc, lo lắng quá mức, và phản ứng quá căng thẳng trước những sự việc thường nhật. Một số khác cảm thấy bồn chồn, căng thẳng, đau đầu, đau dạ dày khi nghĩ tới việc thi cử. Hoặc tim đập nhanh, trống ngực đánh thình thịch.

Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu

Trầm cảm: Là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc với sự suy giảm về cảm xúc và hoạt động, ý nghĩ. 

Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên tỉ lệ mắc chứng trầm cảm khá cao. Trầm cảm thường xuất hiện vơí những biểu hiện: Cảm giác quá buồn chán hoặc thất vọng, tuyệt vọng; Cảm thấy không còn sự hy vọng và luôn cho rằng mọi việc đối với mình sẽ không bao giờ có thể tốt lên được; Mất đi những sở thích tham gia vào các hoạt động mà trước kia mình hứng thú. Giảm hoặc mất đi sự ngon miệng; Gầy sút cân hoặc tăng cân trong một thời gian ngắn mà không có một căn bệnh nào khác của cơ thể; Đau ở nhiều nơi trong cơ thể, ví dụ đau đầu, đau lưng… mà không có căn nguyên bệnh lý nào dẫn đến đau như vậy; Cảm giác mệt mỏi;Không có mục đích gì cho tương lai; Có những rối loạn về giấc ngủ: mất ngủ hoặc ngủ nhiều; Có cảm giác có tội, đánh giá thấp giá trị bản thân mình, tự ti, mất tự tin; Cảm giác lo lắng, căng thẳng.

 Xem thềm: Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên

Tác hại của rối loạn tâm lý đối với học sinh

Mỗi một kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc Gia, chúng ta thấy rất nhiều học sinh phải bỏ thi, nhập viện vì kiệt sức. Thậm chí có trường hợp học sinh tự tử vì trượt đại học, điểm thi quá kém. Con số các bệnh nhân đến khám tâm thần vì sốc, hay trầm cảm do thi trượt đại học cũng tăng đáng kể.

Khởi động cho những rối loạn đó không chỉ đến từ áp lực của bản thân học sinh mà còn từ phía thầy cô, bạn bè, gia đình. Nhiều gia đình đặt kỳ vọng qúa lớn vào con, khi các em có kết quả không được như mong đợi thì la mắng, đổ lỗi do các em không chuyên tâm học hành…

Xem thêm: Dấu hiệu của rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Cách khắc phục và phòng tránh rối loạn tâm lý:

Đảm bảo sức khỏe là điều kiện đầu tiên. Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc, sức khỏe tốt thì tinh thần mới thoải mái để chiến đấu.

Dành thời gian hằng ngày để thư giãn và tạo sự hài hước, vui vẻ, tìm cho mình sự chia sẻ. 

Ứng phó với rối loạn tâm lý mùa thi

 

HOT-LINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến: 24/7: 0904030189

Hãy lập ra một kế hoạch học tập khoa học. Không nên để dồn việc ôn tập khi ngày thi cận kề, điều này chỉ khiến bản thân thêm áp lực, căng thẳng.

Không nên sử dụng các chất kích thích để thức học như: café,..nó sẽ khiến bản thân bị suy nhược thần kinh, đau đầu, khả năng tập trung sẽ kém đi.

Có thể tìm cho mình một người bạn đồng hành, cùng học tập, cùng vui chơi. Có như thế bạn sẽ bớt lo lắng, căng thẳng.

Đừng ngần ngại chia sẻ, tâm sự với phụ huynh về tâm tư của mình. Hãy để bố mẹ có cơ hội gần gũi. Và ngược lại, cha mẹ cũng cần có sự quan tâm đến con cái, lắng nghe suy nghĩ của con, không nên quá áp đặt và đặt nhiều kỳ vọng vào con, hãy để con trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 16-11-2022 bởi Lan Lan

Cùng chuyên mục


CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Gửi bình luận

CÔNG TY TƯ VẤN AN NAM - CHÌA KHÓA MỞ CỬA NGÔI NHÀ HẠNH PHÚC CỦA BẠN

Số điện thoại: 0904030189

Email: tuvanannam@gmail.com